Đồ Án Thiết kế kỹ thuật cảng cá Trần Đề - Sóc Trăng

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 20/3/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    1. TÊN ĐỒ ÁN:
    Thiết kế kỹ thuật cảng cá Trần Đề - Sóc Trăng
    2. TÀI LIỆU THIẾT KẾ:
    2.1. Yêu cầu công việc và tài liệu tham khảo
    2.2. Bình đồ khu vực xây dựng công trình: xem bản vẽ kèm theo.
    2.3. Số liệu địa chất, khí tượng, thuỷ văn: Xem chi tiết trong bản vẽ.
    2.4. Tài liệu tham khảo
    3. NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN

    Đồ án tốt nghiệp là nhiệm vụ cuối cùng và rất quan trọng để sinh viên chuyên ngành Công trình giao thông thuỷ kết thúc chương trình đào tạo Đại học, nhận bằng tốt nghiệp Kỹ sư xây dựng công trình thuỷ. Nội dung của đồ án tốt nghiệp bao hàm tổng hợp các kiến thức cơ bản, cơ sở và kiến thức chuyên ngành mà sinh viên đã được đào tạo trong Nhà trường, qua thực tế thực tập ở các đơn vị sản xuất cũng như các kỹ năng tự học tập của sinh viên dưới sự hướng dẫn của các thày cô giáo. Qua làm Đồ án tốt nghiệp sinh viên thể hiện trình độ kiến thức tổng hợp của mình vận dụng để giải quyết trọn vẹn một số vấn đề kỹ thuật cụ thể của ngành xây dựng công trình giao thông gắn liền với yêu cầu của thực tế sản xuất.
    - Tham gia đầy đủ các buổi thảo luận
    - Làm đầy đủ và đạt yêu cầu công việc của giáo viên hướng dẫn
    - Tự học, tự tìm hiểu tài liệu tham khảo phục vụ cho môn học.
    - Nắm vững nội dung yêu cầu của học phần

    SỐ LIỆU ĐẦU VÀO


    1.1. Sự cần thiết phải đầu tư
    - Sóc Trăng là một tỉnh ven biển, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có chiều dài đường bờ biển khoảng 72km với vùng ngư trường rộng khoảng 30.000km2 thuộc vùng đặc quyền kinh tế. Đây là một trong những vùng ngư trường lớn của Việt Nam, với nguồn thuỷ sản đa dạng và phong phú.
    - Theo đánh giá của tổ chức FAO, nguồn lợi thuỷ hải sản vùng biển Sóc Trăng có trữ lượng khoảng 450.000 tấn, trong đó nguồn cá nổi chiếm157.000 tấn, cá đáy chiếm 293.000 tấn. Sản lượng khai thác hàngnăm cho phép trên 100.000 tấn.
    - Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Sóc Trăng đã xác định thuỷ sản là một tronh những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu chung của nền kinh tế của tỉnh và khu vực. Ngành thuỷ sản tỉnh Sóc Trăng đã đưa ra định hướng phát triển ngành với các nội dung chính như sau:
    - Phát triển lực lượng đánh bắt cá về số lượng và chất lượng, theo hướng phát triển nghề cá nhân dân. Chú trọng phát triển đánh bắt xa bờ, kết hợp đánh bắt với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ chủ quyền vùng lãnh hải.
    - Đẩy mạnh đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ nghề cá, xem đây là một trong những điều kiện quan trọng về cơ sở hạ tầng để phát triển nghề cá nhân dân.
    - Phát triển nuôi tròng thuỷ hải sản, đặc biệt là vùng ven biển, vùng ngập mặn, kết hợp với chương trình xây dựng đê ngăn mặn ven bờ.
    - Phát triển công nghệ chế biến theo hướng đổi mới kỹ thuật và công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm chế biến, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của trị trường trong nước và xuất khẩu.
    - Hiện nay tỉnh Sóc Trăng đang gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng nghề cá. Toàn tỉnh và khu vực bờ biển này chưa có một cảng cá nào hội tụ đầy đủ các điều kiện và tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu đánh bắt theo hướng hiện đại.
    - Khu vực cảng cá Trần Đề từ lâu đã là nơi tập trung chủ yếu các loại tàu thuyền đánh bắt. Làng cá Trần đề được hình thành từ lâu đời. Khu nước của cảng được che chắn bởi Cù Lao Dung, rất thuận tiện cho các loại tàu thuyền neo đậu. Cầu tàu hiện có của cảng nằm tại cửa kênh Ba với chiều dài 50m và thường xuyên bị cạn, không đáp ứng được nhu cầu neo đậu và làm hàng của các loại tàu cỡ 45CV. Trong những ngày cao điểm của mùa đánh bắt, lượng tàu thuyền đánh bắt về cảng lên tới 70 – 80 chiếc, neo đậu dọc theo kênh Ba và bờ sông Hậu. Khi nước thuỷ triều xuống, phần lớn tàu thuyền nằm trên bùn đất.
    - Mặc dù cảng cá Trần Đề hiện nay là nơi tập trung của các loại tàu thuyền đánh bắt, nhưng tại đây dịch vụ hậu cần cho đánh bắt như: nước đá, xăng dầu, nước ngọt, lương thực thực phẩm không đủ năng lực đáp ứng cho nhu cầu thực tế.
    - Đầu tư xây dựng tại Trần Đề một cảng cá, khu dịch vụ hậu cần nghề cá là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của ngành thuỷ sản Sóc Trăng nhằm khai thác tiềm năng kinh tế biển của khu vực và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Về hướng phát triển lâu dài sẽ hình thành tại đây cụm công nghiệp thuỷ sản của khu vực bao gồm các dịch vụ đánh bắt, chế biến xuất khẩu và đóng mới, sửa chữa tàu thuyền đánh bắt.
    - Vị trí cảng Trần Đề rất thuận lợi cho các loại tàu thuyền neo đậu, luồng tàu vào cảng dài khoảng 15km tính từ biển, luồng tàu ổn định cho phép tàu 2000DWT đi lại trong điều kiện tự nhiên. Đây sẽ được coi là cảng cá trung tâm của vùng ngư trường phía Đông Nam.
    - Với các lý do nêu trên, việc đầu tư xây dựng cảng cá, khu dịch vụ hậu cần nghề cá Trần Đề là cần thiết, từng bước hình thành tại đây cụm công nghiệp thuỷ sản tập trung của tỉnh và khu vực. Tạo cơ sở vật chất cho phép mở rộng tầm hoạt động của các phương tiện đánh bắt thuộc mọi thành phần kinh tế, hỗ trợ đắc lực cho đánh bắt xa bờ. Kết hợp khai thác với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển phía Đông Nam của Tổ quốc.

    1.2. Chức năng và nhiệm vụ của cảng cá Trần Đề
    -Thực hiện các nhu cầu bến bãi cho tàu thuyền đánh bắt về cảng. làm căn cứ neo đậu cho các loại tàu thuyền hoạt động trong khu vực, hỗ trợ đắc lực cho đánh bắt xa bờ.
    - Cung ứng vật tư phục vụ tàu thuyền đánh bắt: xăng dầu, nước đá, nước ngọt, lương thực, thực phẩm, ngư cụ và các loại dịch vụ khác.
    -Tiếp nhận, thu mua thuỷ hải sản. Tổ chức phân phối, tiêu thụ và bảo quản thuỷ hải sản sau thu hoạch. Chế biến một phần thuỷ hải sản có giá trị, tiến tới hình thành khu công nghiệp chế biến thuỷ hải sản phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
    - Triển khai các hoạt động khuyến ngư, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động nghề cá.
    -Là cơ sở hạ tầng góp phần tăng cường an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền vùng lãnh hải khu vực.

    1.3. Hiệu quả kinh kế xã hội của cảng
    Cảng cá là công trình kỹ thuật cơ sở của Sóc Trăng. Sự ra đời của cảng cá sẽ có vị trí quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế nhiều thành phần của Sóc Trăng. Hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cảng cá không chỉ đơn thuần là lợi ích kinh tế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh,dịch vủ cảng mà còn nhiều lợi ích khác nữa. sự xuất hiện cảng cá trước tiên là sẽ thúc đẩy ngành đánh bắt thuỷ hải sản phát triển nhanh, mạnh cả về lượng đánh bắt, chế biến hải sản, cung cấp cho xã hội một lượng thực phẩm phục vụ cho têu dùng và suất khẩu. Số lượng và quy mô tàu thuyền cá (trọng tải, công suất máy, kích thước) ngày càng tăng, hoạt động đánh bắt ngày càng tiến ra biển khơi, biển xa, hiệu quả đánh bắt ngày càng tăng. Nông dân sẽ phấn khởi do có công ăn việc làm, thu nhập được nâng cao, cuộc sống ổn định.
    Hiệu quả kinh tế của cảng cá sẽ rất lớn trên nhiều phương diện, song cũng không thể đánh giá đầy đủ và chính xác các hiệu quả về mặt kinh tế, vì có những mặt được thể hiện gián tiếp ở những khía cạnh khác, từ nhiều lĩnh vực kinh tế khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...