Đồ Án Thiết kế khuôn ép phun chi tiết nắp chai

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: THIẾT KẾ KHUÔN ÉP PHUN CHI TIẾT NẮP CHAI

    500 MB (tập hợp tất cả các file) Bao gồm tất cả file CAD, file 2D ., file DOC (DOCX), file báo cáo Powerpoint, thuyết minh, Bản vẽ thiết kế, . Qui trình công nghệ gia công các chi tiết không tiêu chuẩn .

    Lời nói đầu. 1
    Mục đích của đề tài 3
    Chương : 1 Tổng quan về tình hình làm khuôn mẫu. 6
    1.1 Tình hình làm khuôn trên thế giới 6
    1.1.1 Lịch sử phát triển. 6
    1.1.2 Tình hình làm khuôn. 7
    1.2 Tình hình làm khuôn tại Việt Nam . 7
    1.2.1 Lịch sử phát triển. 7
    1.2.2 Tình hình làm khuôn. 8
    Chương: 2 Chất dẻo và công nghệ gia công chất dẻo. 10
    2.1 Tìm hiểu vật liệu polymer. 10
    2.1.1 Khái niệm chất dẻo. 10
    2.1.2 Phân loại và tính chất 12
    2.1.3 Chaỏt phuù gia trong chaỏt deỷo. 14
    2.2 Công nghệ gia công chất dẻo. 15
    2.2.1 Sử dụng chất dẻo trong khoa học kỹ thuật 15
    2.2.2 Các phương pháp gia công chất dẻo. 19
    Chương : 3 Các kiểu khuôn ép phun. 26
    3.1 Phân loại các bộ khuôn ép phun. 26
    3.1.1 Cấu tạo chung và cách phân loại 26
    3.1.2 Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ khuôn. 31
    1. Khuôn hai tấm 31
    2. Khuôn ba tấm 32
    3. Khuôn nhiều tầng. 34
    4. Khuôn không rãnh dẫn. 35
    5. Khuôn cho sản phẩm có ren. 37
    3.2 Phân loại nhóm sản phẩm chi tiết phù hợp với các loại khuôn. 40
    3.2.1 Phân tích ưu nhược điểm các loại khuôn. 40
    3.2.2 Phân nhóm chi tiết phù hợp với các loại khuôn. 41
    3.3 Xây dựng quy trình thiết kế và chế tạo các bộ khuôn ép phun cơ bản . 44.
    5 Bảo dưỡng, bảo quản khuôn. 84
    5.1 Kiểm tra khuôn. 84
    5.2 Lắp đặt khuôn. 84
    5.3 Hoạt động của khuôn. 85
    5.4 Lưu giữ khuôn. 85
    Kết luận. 87
    Tài liệu tham khảo. 88
    .1 Kiểm tra khuôn:
    Khuôn là loại dụng cụ chuyển hình ảnh, là sản phẩm đòi hỏi cần có độ chính xác cao do vậy sau khi gia công cần phải kiểm tra khuôn và các chi tiết trong khuôn để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Có các hình thức kiểm tra như sau:
    + Đo kích thước các chi tiết lắp ráp.
    + Đo độ chính xác các chi tiết khuôn .
    + Đo độ chính xác lắp ráp của khuôn .
    + Đo hình dáng Profin.
    + Đo độ nhám bề mặt.
    5.2 Lắp đặt khuôn.[​IMG]
    Theo qui tắc chung, phải kiểm tra các điểm sau đây trước khi lắp đặt khuôn:
    Nếu khuôn đã được sử dụng từ trước, xem xét xem nó đã được kiểm tra hoặc sửa chữa chỗ hỏng chưa?.
    Kiểm tra đầu vào và ra của kênh nước băng cách thổi khí nén để chắc chắn rằng kênh nước thông và sạch.
    Chắc chắn vòng định vị ăn khớp chính xác với lỗ ở tâm của tấm khuôn cố định. Điều đó sẽ đảm bảo độ thẳng hàng chắc chắn của cuống phun và vòi phun.
    Kiểm tra chiều cao tổng của khuôn có vượt quá khoảng sáng của máy không
    Kiểm tra giá trị lực kẹp khi gia công
    Theo quy tắc thực tế, chắc chắn trọng lượng lớn nhất của phát đạn là đủ cho khối lượng của sản phẩm.
    Một thực tế tốt là kiểm tra độ song song của hai tấm khuôn trước khi lắp khuôn, kiểm tra các bu lông kẹp vòng an toàn có kẹp chắc chắn không, các trụ đỡ có bám bụi bẩn hoặc phoi kim loại không.
    Đặt khuôn vào hai nửa đóng vào nhau. Điều đó ngăn ngừa hai nửa khuôn khỏi bị các hư hỏng có thể xảy ra trong khi lắp khuôn.
    Không nên cố gắng lắp khuôn nặng bằng tay, cần sử dụng máy nâng cần cẩu phù hợp hoặc cơ cấu xích ròng rọc. Xích ròng rọc có thể điều chỉnh chậm nhưng rất tốt.
    Giữ cho xích cùng với khuôn cho đến khi cả hai nữa đã gắn chặt vào tấm khuôn. Đối với khuôn nặng, đó là một thực tế tốt để tránh kẹp bulông lắp ở tấm di động để tránh bất kỳ một chuyển động đi xuống nào của khuôn trong quá trình.
    Trong lúc tháo khuôn, không bao giờ được gõ búa vào khuôn trong khi các bulông an toàn vẫn còn chặt, nếu không sẽ làm hỏng khuôn và bộ phận máy nối với khuôn. trong khi khuôn còn được giữ bởi xích chỉ nới lỏng một nửa bulông an toàn và làm các điều chỉnh cần thiết thông qua bulông.
    5.3 Hoạt động của khuôn.
    Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm tốt, khuôn phải được duy trì ở nhiệt độ làm việc của nó.
    Khi tháo khuôn bằng tay, không nên sử dụng dụng cụ kim loại cứng hoặc cạnh sắc để tránh bị xước bề mặt khuôn hoặc các cạnh sắc có thể làm cho bề mặt phân khuôn không quy tắc. Nó tạo nên khe hở dọc theo đường phân khuôn của sản phẩm.
    Không bao giờ được sờ tay vào bề mặt nhẵn bóng của khuôn để không để lại dấu vết dể gây ăn mòn kim loại.
    [​IMG]
    Người thợ điều khiển máy phải xem xét các khuôn có sẵn sàng làm việc không. Nói cách khác nếu có điều gì bất thường phải dừng máy ngay và báo cho người lắp khuôn để có những đo đạc điều chỉnh cần thiết.
    Nếu máy không được sử dụng qua đêm thì cần bôi trơn lên bề mặt nhẵn bóng của khuôn một lớp mỏng kerosin hoặc turpenline.
    Khi không làm việc, tất cả các khuôn có phần tử lò xo tự do cần được ở vị trí thả lỏng.
    Khuôn không hoạt động cần phải để mở nhưng phải phủ bằng vải khô.
    Trước khi nghỉ cần để cho hệ thống nước làm nguội liên tục được tuần hoàn cho đến khi khuôn nguội.
    5.4 Lưu giữ khuôn.
    Cần phải giữ sản phẩm cuối cùng được tháo ra khỏi khuôn để làm tham khảo cho bất kỳ sự sửa chữa nào. Cần làm nhãn của sản phẩm với tên của nó, kích thước, vật liệu, số khuôn và số sản xuất của chính sản phẩm đó.
    Tất cả các bộ phận khuôn cần được kiểm tra và sửa chữa trước khi đưa vào kho để nó thường xuyên sản sàng cho đến khi có yêu cầu sản xuất tiếp theo.
    Các khuôn được xác định là sẻ không đưa vào sản xuất cần phải được tháo ra, loại ra, để cho các giá hoặc phòng chứa khuôn không có lẫn khuôn hư hỏng.
    Di chuyển tất cả các đầu lắp kênh nước vì chúng dể bị hư hỏng khi lưu trữ. Thổi khí nén vào đầu vào của kênh nước cho đến khi nước ra hết và hơ cho nó khô. Đậy kín một đầu kênh nước cho đến khi nước ra hết và hơ cho nó khô, đậy kín một đầu kênh và rót vào kênh nước một loại dầu khoáng thích hợp. Chắc chắn rằng mọi phần của kênh đã được bôi dầu thì tháo dầu khỏi kênh và nút tất cả các miệng kênh bằng nút kim loại màu. làm điều đó để giữ khuôn được lâu dài.
    Bôi mỡ tất cả các chi tiết của khuôn và giữ kín chúng trong thời gian lưu giữ.
    Đối với khuôn có lò xo không nên đóng chặt, đặt các nêm cao su phù hợp ở trạng thái mở khuôn để giữ cho lò xo ở vị trí tháo lỏng và bịt kín các lỗ bằng các băng để tránh bẩn hoặc hơi ẩm. Đối với khuôn nhỏ chỉ cần cho vào trong túi nilông là được
    .[​IMG]
    Khuôn cần được sắp xếp phù hợp với kiểu của chúng hoặc phù hợp với số và vị trí của nó trên giá nặng và giữ trong phòng sạch.
    Để dễ xác định, tất cả các khuôn đều phải có tên hoặc số khuôn.

    Kết luận​Trong phạm vi đồ án của chúng em đã trinh baứy đã bao hàm được các kiến thức cơ bản về thiết kế một bộ khuôn ép phun cho sản phẩm nhựa, chúng em đã tìm hiểu kỹ các loại tại liệu về khuôn nhựa và đã đưa ra được nhiều ý tưởng đặc biệt là ý tưởng về phân loại các bộ khuôn và về phân loại các sản phẩm nhựa. Qua 16 bước tiếp cận và thiết kế một bộ khuôn chúng em hoàn toàn có thể tiếp nhận các nhiệm vụ bất kỳ khi thiết kế một bộ khuôn nhựa, đặc biệt trong đồ án cuỷa chúng em đã được các thầy giao cho thiết kế khuoõn eựp naộp chai áp dụng 16 bước tiếp cận trên chúng em đã thiết kế và gia công một bộ khuôn theo dúng yêu cầu kỹ thuật từ phay hốc khuôn cho đến CNC và qua đó chúng em đã có được những hiểu biết sâu sắc về các phương pháp mới để gia công khuôn nói chung và các sản phẩm cơ khí nói riêng.
    Đề tài đã thu được các kết quả chính như sau:
    Về kinh tế:
    Kết quả thực hiện đề tài giúp sv có thể tự thiết kế và chế tạo các bộ khuôn phức tạp có độ chính xác cao, chủ động trong việc thiết kế và chế tạo khuôn.
    Về xã hội:
    Với kết quả đã thực hiện được của đề tài, Chúng em có thể hoàn thành tốt các công việc tại các cơ sở sản xuất khuôn nhựa
    Giới hạn của đề tài :
    Các kết quả thu được rất đáng được khích lệ và cần được tiếp tục phát triển. Tuy nhiên chúng em thấy được những mặt được và chưa được khi thực hiện đề tài và xác định nhửừng mặt cần được tiếp tục phát triển:
    Tài liệu tham khảo​1/. Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1 [1]-PGS.TS Nguyễn Đắc Lộc-PGS.TS Lê Văn Tiến-PGS.TS Ning Đức Tốn-TS Trần Xuân Việt-Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật-2001.
    2/. Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 2 [2] -PGS.TS Nguyễn Đắc Lộc-PGS.TS Lê Văn Tiến-PGS.TS Ning Đức Tốn-TS Trần Xuân Việt-Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật-2001.
    3/. Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 3 [3] -PGS.TS Nguyễn Đắc Lộc-PGS.TS Lê Văn Tiến-PGS.TS Ning Đức Tốn-TS Trần Xuân Việt-Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật-2001.
    4/. Công nghệ chế tạo máy tập 1 [4]-Trường đại học Bách Khoa Hà Nội-Khoa Cơ Khí-Bộ môn công nghệ chế tạo máy- Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật-2002.
    5/. Công nghệ chế tạo máy tập 2 [5]- Trường đại học Bách Khoa Hà Nội-Khoa Cơ Khí-Bộ môn công nghệ chế tạo máy- Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật-2002.
    6/. Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy [6]-PGS.TS Trần Văn Địch - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật-2002.
     
Đang tải...