Luận Văn Thiết kế khuôn dập nguội liên hoàn cho chi tiết càng thắng sau xe máy tại công ty Okura Biên Hòa

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp
    Đề tài: Thiết kế khuôn dập nguội liên hoàn cho chi tiết càng thắng sau xe máy tại công ty Okura Biên Hòa


    LỜI NÓI ĐẦU
    Các loại xe máy hiện nay trên thị trường Việt Nam chủ yếu là các xe của
    các hãng xe của Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc Một số
    loại được nhập khẩu nguyên chiếc và một số loại lắp ráp tại Việt Nam từ các chi
    tiết linh kiện nhập khẩu. Thời gian gần đây, một số công ty 100% vốn nước ngoài
    hoặc công ty liên doanh cũng đã xây dựng các nhà máy chuyên sản xuất xe máy
    tại Việt Nam. Các công ty này phải tuân thủ quy định tỷ lệ nội địa hóa các linh
    kiện xe máy của chính phủ Việt Nam. Để đáp ứng tỷ lệ nội địa hóa, các công ty
    sản xuất xe máy liên kết với các công ty chế tạo cơ khí tại Việt Nam để cung cấp
    một số linh kiện xe máy.
    Công ty Okura – Biên Hòa chuyên chế tạo linh kiện xe máy cung cấp cho
    các hãng xe máy trong nước. Trong thời gian thực tập tại công ty tôi đã đảm
    nhiệm thiết kế khuôn dập liên hoàn cho chi tiết càng thắng sau xe máy do công ty
    HONDA VIETNAM đặt hàng, nên tôi chọn đã chọn đề tài “Thiết kế khuôn dập
    nguội liên hoàn cho chi tiết càng thắng sau xe máy tại công ty Okura – Biên Hòa”
    làm đồ án tốt nghiệp. Nội dung của đồ án bao gồm các phần sau:
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ DẬP NGUỘI
    CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH SẢN PHẨM
    CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHUÔN
    CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT GIA CÔNG MỐT SỐ CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH
    CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT


    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ DẬP NGUỘI
    1.1. Những đặc điểm cơ bản của công nghệ dập nguội
    Dập nguội là một công nghệ mới so với lịch sử phát triển của ngành công
    nghiệp thế giới. Dập nguội là một bước phát triển của công nghệ gò.
    Dập nguội là quá trình gia công kim loại bằng áp lực biến kim loại tấm hay
    khối thành sản phẩm có hình dạng như mong muốn. Có thể hoàn thành công
    việc phức tạp bằng một động tác đơn giản của máy dập. Chế tạo được những chi
    tiết phức tạp (đặc biệt là những chi tiết mỏng) mà đôi khi các phương pháp gia
    công cắt gọt không thực hiện được hoặc thực hiện rất khó khăn. Ngoài ra công
    nghệ này còn có những ưu điểm sau:
    - Sản phẩm dập ra có thể sử dụng được ngay mà không cần gia công cắt gọt
    lại, có độ bền vững cao.
    - Tiết kiệm được nhiều nguyên vật liệu.
    - Năng suất cao thuận lợi cho quá trình cơ khí hóa và tự động hóa.
    - Công nhân không cần có trình độ tay nghề cao.
    - Sản lượng lớn hạ giá thành.
    Tuy nhiên dập nguội cũng có một số hạn chế là:
    - Nguy hiểm cho người điều khiển máy dập và có tiếng ồn lớn.
    - Khi đi vào sản xuất thì sau một thời gian khuôn sẽ bị sai lệch sản phẩm
    không đáp ứng đủ chất lượng chủ yếu là do chày, cối của khuôn bị mòn. Giải
    quyết vấn đề này cần những người có kinh nghiệm.
    1.2. Những khái niệm cơ bản về công nghệ dập nguội
    1.2.1. Dập cắt
    Là phương pháp tách rời phần kim loại này ra khỏi phần kia theo một
    đường bao khép kín hay không khép kín. Dập cắt gồm:
    Cắt rời: Tách rời từng phần trên băng vật liệu.
    3
    Hình 1. 1 Quá trình dập cắt.
    c.
    Cắt từng vùng: Tách rời một phần liệu trên phôi theo hình dáng yêu cầu
    của sản phẩm.
    Cắt hình: Tách rời một phần trên băng vật liệu theo đường kín.
    Đột lỗ: Loại bỏ một phần vật liệu trên phôi theo đường kính.
    Cắt trích: Tách một phần vật liệu theo đường hở (phần cắt không loại bỏ).
    Cắt mép: Cắt hoàn toàn phần vật liệu thừa trên vật dập, tạo ra do dập vuốt
    hay uốn.
    Cắt chia: Cắt rời hai phần đối xứng của vật liệu dập hay phôi thành hai sản
    phẩm.
    Cắt – đột hình: Cắt – Đột dưới áp áp lực cao sẽ đạt sản phẩm cho mặt cắt
    đạt độ nhẵn, bóng cao và chính xác về kích thước.
    Sửa tinh: Cắt gọt lượng dư theo đường bao phôi (có phoi) để nâng cao độ
    nhẵn, bóng và độ chính xác.
    1.2.2. Uốn
    Là phương pháp biến phôi thẳng thành phôi cong hay gấp khúc theo một
    góc độ nào đó. Uốn có các hình thức sau:
    Uốn góc: Biến phôi thẳng thành những phần gấp khúc theo những góc
    cho trước.
    Uốn vòng: Uốn thẳng thành vòng theo những bán kính cho trước.
    4
    Xoắn: Xoắn hai phần của phôi phẳng đi một góc cho trước.
    1.2.3. Dập vuốt
    Là phương pháp biến phôi phẳng thành vật rỗng hở miệng có hình dáng
    bất kỳ hoặc làm thay đổi kích thước vật rỗng.
    Dập vuốt lần đầu: Biến phôi phẳng thành vật rỗng hở miệng.
    Dập vuốt các lần sau: Làm thay đổi các hình dáng, kích thước vật mỏng.
    Dập vuốt có biến mỏng thành: Làm thay đổi kích thước của phôi rỗng và
    làm mỏng dần thành của nó.
    Hình 1.2 Quá trình uốn.
    Hình 1.3 Quá trình vuốt.
    5
    1.2.4. Tạo hình
    Là phương pháp dùng biến dạng cục bộ để thay đổi hình dáng của vật dập
    hay phôi.Tạo hình có các phương pháp sau:
    Dập gân: Tạo thành gân nổi trên phôi thẳng hoặc bề mặt vật dập.
    Dập phình: Làm rộng kích thước ở một đoạn nào đó.
    Nong: Tạo thành vành từ lỗ trên phôi phẳng.
    Viền mép: Cuộn mép của phôi rỗng thành phôi vòng.
    Tạo thành ren trên thành rỗng.
    Tóp miệng: Thu nhỏ kích thước ở phần miệng của phôi rỗng.
    Chỉnh: Hiệu chỉnh hình dáng và kích thước của vật dập.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1]. Nguyễn Giảng, Lê Nhương (hiệu đính). Bộ môn rèn dập ĐHBK dịch (V. P.
    RÔMANÔVXKI). Sổ tay dập nguội (tập 1). Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
    Hà Nội – 1972.
    [2]. Nguyễn Giảng, Lê Nhương (hiệu đính). Bộ môn rèn dập ĐHBK dịch (V. P.
    RÔMANÔVXKI). Sổ tay dập nguội (tập 2). Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
    Hà Nội – 1972.
    [3]. Lê Nhương dịch (tài liệu của Tôn Yến). Công nghệ dập nguội. Nhà xuất bản
    khoa học và kỹ thuật Hà Nội – 1974.
    [4]. Nghiêm Hùng. Kim loại học và nhiệt luyện. Tài liệu lưu hành nội bộ. Trường
    Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh.
    [5]. Nguyễn Hữu Lộc. Cơ sở thiết kế máy. Nhà xuất bản Đại Học Quốc
    Gia.Tp.Hồ Chí Minh - 2004.
    [6]. Nguyễn Đắc Lộc, Lê Văn Tiến, Ninh Đức Tốn, Trần Xuân Việt. Sổ tay công
    nghệ chế tạo máy (tập 1). Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội - 2006
    [7]. Nguyễn Đắc Lộc, Lê Văn Tiến, Ninh Đức Tốn, Trần Xuân Việt. Sổ tay công
    nghệ chế tạo máy (tập 2). Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội - 2006
    [8]. Nguyễn Đắc Lộc, Lê Văn Tiến, Ninh Đức Tốn, Trần Xuân Việt. Sổ tay công
    nghệ chế tạo máy (tập 3). Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội - 2006
    [9]. Ninh Đức Tốn. Dung sai và lắp ghép. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội - 2004.
    [10]. Tôn Yến. Kỹ thuật dập nguội (tiếng Trung). Nhà xuất bản kỹ thuật Bắc Kinh
    – 1976.
    [11] Sổ tay Misumi (T. Anh). Công ty Misumi Nhật Bản – 2007.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...