Luận Văn Thiết kế khuôn dập nguội cho chi tiết nắp sau động cơ điện M9811 tại công ty Okura Biên Hòa

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2011
    Đề tài: Thiết kế khuôn dập nguội cho chi tiết nắp sau động cơ điện M9811 tại công ty Okura Biên Hòa


    MỤC LỤC
    Bìa phụ Trang
    LỜI CAM ĐOAN . 1
    MỤC LỤC . Error! Bookmark not defined.
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
    DANH MỤC CÁC BẢNG 6
    DANH MỤC CÁC HÌNH . 7
    LỜI NÓI ĐẦU 9
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHUÔN DẬP 10
    1.1 Tổng quan về khuôn 10
    1.1.1 Giới thiệu về khuôn mẫu . 10
    1.1.2 Tính kinh tế của khuôn mẫu . 10
    1.1.3 Phương hướng phát triển của khuôn mẫu . 11
    1.2 Đặc điểm của một số khuôn dập nguội . 12
    1.2.1 Đặc điểm của khuôn uốn, các sơ đồ kết cấu điển hình của khuôn dập
    uốn và các chi tiết của khuôn 12
    1.2.1.1 Đặc điểm của uốn . 12
    1.2.1.2 Các sơ đồ kết cấu điển hình của khuôn dập uốn và các chi tiết của
    khuôn .13
    1.2.2 Đặc điểm của khuôn vuốt, các sơ đồ kết cấu khuôn dập vuốt điển
    hình . 15
    1.2.2.1 Đặc điểm của khuôn vuốt . 15
    1.2.2.2 Các sơ đồ kết cấu khuôn dập vuốt điển hình . 16
    1.2.3 Một số phương pháp dập khác . 17
    1.2.3.1 Sự gấp mép và làm thủng . 17
    1.2.3.2 Sự cuộn 18
    1.2.3.3 Sự nong và tóp 19
    1.2.3.4 Sự nắn và chỉnh 20
    - 3 -Chương 2 :GIỚI THIỆU CHI TIẾT NẮP SAU ĐỘNG CƠ ĐIỆN M9811 VÀ
    CÔNG TY OKURA BIÊN HÒA .21
    2.1 Thông tin về nắp sau động cơ điện M9811 21
    2.2 Quá trình công nghệ chế tạo chi tiết nắp sau động cơ điện cỡ nhỏ 23
    2.3 Sơ lược về công ty TNHH OKURA –Biên Hòa 23
    Chương 3: THIẾT KẾ CƠ CẤU BỘ KHUÔN DẬP NGUỘI . 27
    3.1 Các căn cứ và các bước tiến hành thiết kế khuôn 27
    3.2 Tính toán khi thiết kế khuôn dập cho nguyên công 1 và nguyên công 2 27
    3.2.1 Kiểm tra kích thước nhỏ nhất của lỗ đột so với chiều dày vật liệu . 27
    3.2.2 Kiểm tra bán kính uốn nhỏ nhất cho phép của vật liệu SPCC . 28
    3.2.3 Lực khi cắt: 28
    3.2.4 Lực dập vuốt nguyên công 1 29
    3.2.5 Lực dập vuốt nguyên công 2 30
    3.3 Hiệu suất sử dụng vật liệu 30
    3.4 Lực tháo vật cắt và phế liệu . 31
    3.4.1 Lực tháo phế liệu . 31
    3.4.2 Lực đẩy vật cắt . . 31
    3.5 Chọn máy 32
    3.6 Chọn và thiết kế các chi tiết cơ bản của khuôn . 33
    3.6.1 Xác định độ hở giữa chày và cối: . 34
    3.6.2 Xác định các kích thước cơ bản của chày . 34
    3.6.3 Xác định kích thước cơ bản của cối . 38
    3.7 Chọn và tính các kích thước các tấm của khuôn dập các cụm dẫn hướng
    của khuôn. . 46
    3.8 Tổng hợp các chi tiết dùng để chế tạo khuôn 52
    3.9 Thiết kế khuôn dập cho nguyên công 3 57
    3.9.1 Lực đột lỗ nguyên công 3 . 57
    3.9.2 Lực tháo phế liệu . 57
    3.9.3 Lực đẩy vật cắt: 57
    - 4 -3.9.4 Xác định các kích thước cơbản của chày . 59
    3.9.5 Chọn và tính các kích thước các tấm của khuôn dập các cụm dẫn
    hướng của khuôn 60
    3.9.5.1 Thiết kế chày đột lỗ và cối cắt hình cho khuôn đột lỗ 60
    3.9.5.2 Chọn và tính toán các tấm khuôn . 62
    3.9.5.3 Kiểm tra điều kiện bền nén cho tấm chạy 62
    3.10 Cắt bỏ phần dư, hoàn thiện sản phẩm dập 68
    Chương 4 : ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CƠ MỘT SỐ
    CHI TIẾT CHÍNH . 70
    4.1 Mở đầu . 70
    4.2 Quy trình công nghệ gia công cơ chi tiết chày (chi tiết số 9). . 71
    4.3 Quy trình gia công cơ chi tiết thân chày (chi tiết số 10). . 73
    4.3.1 Bản vẽ chi tiết 73
    4.3.2 Bản vẽ đánh số . 74
    Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .76
    5.1 Kết luận . 76
    5.2 Đề xuất ý kiến . 76
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 77


    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong sự phát triển lớn mạnh không ngừng của xã hội, cùng với đó là sự
    vươn lên của các ngành công nghiệp với cốt lõi xương sống là ngành công nghiệp
    cơ khí. Các sản phẩm cơ khí ngày càng nhiều và có các ứng dụng quan trọng đặc
    biệt là các sản phẩm được tạo ra nhờ công nghệ tạo hình và khuôn mẫu chiếm tỉ lệ
    rất lớn, từ các sản phẩm đơn giản đến các sản phẩm phức tạp và đòi hỏi độ chính
    xác cao. Điều đó dẫn đến một ngành công nghiệp đi theo đó chính là ngành công
    nghiệp khuôn mẫu.
    Với khuôn kim loại dùng cho gia công cắt dập các sản phẩm từ kim loại tấm
    ta có thể thấy rõ ngày nay sản phẩm tấm xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực khoa
    học kỹ thuật cũng như đời sống hàng ngày. Trong các ngành công nghiệp nặng xưa
    kia hầu hết các chi tiết máy, các thiết bị đều được chế tạo từ thépkhối. Ngày nay,
    các chi tiết ít chịu lực đã bắt đầu được chế tạo từ kim loại tấm, một số chi tiết được
    chế tạo từ inox có tính chịu nhiệt, chịu mài mòn và chịu được môi trường mà các
    loại thép bị phá hủy, được thay thế thép để chế tạo các chi tiết máy làm việc trong
    các môi trường nói trên. Chính vì những lý do đó, để thực hiện đồ án tốt nghiệp đại
    học, tôiquyết định chọn đề tài “Thiết kế khuôn dập nguội cho chi tiết nắp sau
    động cơ điện M9811 tại công ty Okura –Biên Hòa”.
    Hy vọng rằng nhữngkết quả đạt được từ đồ án này sẽ giúp ích một phần nhỏ
    vàoviệc tính toán thiết kế lý thuyết khuôn dập nguội tại công ty Okura –Biên Hòa.


    Chương 1
    TỔNG QUAN VỀ KHUÔN DẬP
    1.1 Tổng quan về khuôn
    1.1.1 Giới thiệu về khuôn mẫu
    Khuôn là dụng cụ điển hình của sản phẩm dạng tấm. Kích thước và kết cấu
    của khuôn phụ thuộc vào hình dáng và k ết cấu của sản phẩm. Số lượng của sản
    phẩm cũng là một trong những yếu tố quan trọng để xem xét, bởi vì số lượng của
    sản phẩm không quálớn sẽ không cần đến khuôn có độ phức tạp. Những yếu tố trên
    có ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế và chế tạo khuôn mẫu cũng như đến giá thành
    của sản phẩm.
    Khuôn là một cụm gồm nhiều chi tiết lắp ghép lại với nhau, ở đó kim loại
    được tạo hình và được đẩy ra ngoài. Sản phẩm được hình thành giữa hai phần của
    khuôn. Khoảng trống giữa hai phần đó sẽ mang hình dạng của sản phẩm. Một phần
    là phần lõm vào sẽ xác định hình dạng bên ngoài của sản phẩm được gọi là lòng
    khuôn, phần xác định hình dạng bên trong của sản phẩm được gọi là lõi khuôn.
    Phần tiếp xúc giữa lòng khuôn và lõi khuôn được gọi là mặt phân khuôn.
    Hình 1.1 Khuôn để vuốt lần thứ hai.
    1 –vòng kẹp; 2 –cối; 3 –chày; 4 –bộ đẩy; 5 –tấm trên; 6 –giá đỡ cối; 7 –tấm
    dưới; 8 –giá đỡ chày.
    1.1.2 Tính kinh tế của khuôn mẫu
    - 11 -Do ý nghĩa kinh tế nên khuôn mẫu đóng vai trò rất quan trọng để đạt được
    năng suất lao động ở mức cao, hoàn thiện kỹ thuật, công nghệ và tổ chức sản xuất
    thực hiện cơ khí hóa và tự động hóa toàn bộ các quá trình sản xuất.
    Công nghệ khuôn mẫu áp dụng cho sản xuất hàng loạt lớn, hàng khối tiêu hao ít
    sức lao động của công nhân, khi áp dụng tự động hóa toàn bộ quá trình sản xuất,
    kiểm tra và vận chuyển các chi tiết giữa các nguyên công giúp giảm đáng kể thời
    gian lao động thừa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
    Với sự trợ giúp của công nghệ số,việc thiết kế đa dạng các sản phẩm trên
    nhiều loại vật liệu khác nhau nên sản phẩm được làm ra từ khuôn mẫu có thể đáp
    ứng được nhu cầu của con người trên nhiều phương diện khác nhau. Nó dần chiếm
    được thị trường,thay thế cho những sản phẩm khác có cùng tính năng sử dụng.
    1.1.3 Phương hướng phát triển của khuôn mẫu
    Khuôn mẫu được ứng dụng rộng rãi trong ngành cơ khí chế tạo máy và được
    dùng phổ biến nhất trong sản xuất hàng khối và hàng loạt lớn khi quy mô sản xuất
    cho phép hoàn thiện hơn. Sự phát triển của khuôn mẫu đi theo phương hướng sau:
     Phổ biến rộng rãi ứng dụng khuôn mẫu trong sản xuất hàng loạt nhỏ đơn
    giản và khuôn có tính vạn năng cao.
     Giảm bớt tiêu hao nguyên vật liệu bằng cách thiết kế khuôn mẫu có hình
    dạng mang tính công nghệ cao, ứng dụng việc phá cắt phôi hợp lý, sử dụng phế liệu,
    nâng cao độ chính xác, tính toán kích thước phôi.
     Tăng cường năng suất lao động bằng cách cơ khí hóa, tự động hóa quá trình
    sản xuất.
     Nâng cao độ cứng vững của khuôn mẫu trong sản xuất hàng loạt lớn và sản
    xuất hàng khối.
     Mở rộng lĩnh vực phát triển khuôn mẫu bằng cách tăng kích thước, độ bền,
    độ cứng vững của chi tiết.
     Sản xuất dây chuyền hàng khối là dạng sản xuất hàng khối cao hơn trong đó
    tự động hóa toàn bộ các quá trình sản xuất, kiểm tra và vận chuyển chi tiết giữa các
    nguyên công.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Trọng Hiệp(2007), Chi tiết máy, tập 1, Nhà xuấtbản giáo dục.
    2. Võ Trần Khúc Nhã (2005), Sổ tay thiết kế khuôn dập tấm, Nhà xuất bản Hải
    Phòng.
    3. Phạm Hùng Thắng (1995), Giáo trình hướng dẫn thiết kế đồ án môn học chi tiết
    máy, Nhà xuất bảnnông nghiệp.
    4. Ninh Đức Tốn (2000), Dung saivàlắp ghép, Nhà xuất bản giáo dục.
    5. Tôn Yến (1974), Công nghệ dập nguội, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
    6. Sổ tay MISUMI (2007), Công ty MISUMI Nhật Bản phát hành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...