Luận Văn Thiết kế khối chân đế dàn BK bằng thép độ sâu mét nước

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thiết kế khối chân đế dàn BK bằng thép độ sâu mét nước
    Nước ta nằm bên rìa của bán đảo Đông Dương, có chiều dài bờ biển hơn 3000 km, có vùng biển và thềm lục địa rộng khoảng một triệu km2. Tài nguyên vùng biển và ven biển Việt Nam được đánh giá là rất phong phú và đa dạng bao gồm thuỷ hải sản, khoáng sản và đặc biệt là dầu khí. Trong đó, dầu khí là tài nguyên có tiềm năng kinh tế lớn nhất ở thềm lục địa nước ta. Công tác điều tra thăm dò được tiến hành từ những năm 60. Đến nay đã xác định được nhiều bể trầm tích có triển vọng kinh tế lớn bao gồm: bể trầm tích Cửu Long, bể trầm tích Nam Côn Sơn, các bể trầm tích Trung Bộ, Sông Hồng, và bể trầm tích Thổ Chu-Mã Lai thuộc vịnh Thái Lan Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác khoảng 4-5 tỷ tấn. Trữ lượng khí đồng hành khoảng 250-300 tỷ m3.
    Những năm gần đây, công tác thăm dò và khai thác dầu khí được xúc tiến mạnh mẽ trên toàn vùng biển, nhất là vùng biển Đông Nam Bộ. Đến nay đã nghiên cứu trên 40% diện tích triển vọng. Vùng thềm lục địa Đông Nam Bộ có tỷ lệ gặp dầu khí cao. Tại đây đã phát hiện ra nhiều mỏ có trữ lượng lớn như là Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Ba Vì Theo tài liệu của Vietsovpetro, trữ lượng của các mỏ này đạt trên 300 triệu tấn dầu thu hồi, trữ lượng khí đồng hành từ 150-180m3/1 tấn dầu.
    Gần đây nhiều chuyên gia địa chất thế giới đánh giá tiềm năng khí thiên nhiên của ta còn lớn hơn nhiều. Các chuyên gia cho rằng, tại vùng biển Việt Nam có nhiều cấu trúc đơn lẻ có triển vọng chứa 200-300 tỷ m3 khí. Riêng mỏ Thanh Long đã chứa khoảng 180-200 tỷ m3. Tại khu lòng chảo Côn Sơn cũng đã phát hiện 2 mỏ có trữ lượng khoảng 60-90 tỷ m3. Nguồn tài nguyên to lớn này không những đáp ứng nhu cầu sử dụng lâu dài ở trong nước mà còn có thể xuất khẩu với
    khối lượng lớn. Mặc dù so với nhiều nước, nguồn tài nguyên này chưa lớn lắm, song với nước ta nó có vị trí hàng đầu, nhất là có ý nghĩa đặc biệt trong giai đoạn khởi động nền kinh tế đi vào công nghiệp hoá hiện đại hoá.
    Trước yêu cầu phát triển kinh tế xây dựng đất nước , cần sử dụng và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên Vì vậy cần xây dựng và phát triển công trình biển để phục vụ công tác khai thác hợp lý nguồn tài nguyên , phát triển kinh tế và xây dựng đất nước.Vietsovpetro là hình thức liên doanh đầu tiên giữa Việt nam và nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, là một trong những công ty làm việc trong lĩnh vực trên.
    Được thành lập năm 1981 , đến nay sau hơn 20 năm thành lập, Vietsovpetro đã có những thành tựu đáng kể , đóng góp một phần lớn vào nền kinh tế quốc dân (Tổng thu nhập quốc dân- GDP) và trở thành một cơ sở công nghiệp dầu khí phát triển đa ngành với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại đủ khả năng độc lập để thực hiện công tác thăm dò và khai thác dầu khí biển ở trong nước và trong khu vực. Xí nghiệp có đủ khả năng đảm nhận trọn gói các gói thầu dịch vụ kỹ thuật với tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực khoan giếng dầu khí , thiết kế và xây dựng các công trình biển, lắp đặt đường ống dẫn dầu và khí, vận tải biển, dịch vụ cảng .
    Kết cấu đề tài:
    Chương 1: Số liệu ban đầu phục vụ thiết kế
    Chương 2 : Xây dựng và lựa chọn phương án KCĐ
    Chương 3: Tính toán kết cấu phương án chọn
    Chương 4: Thiết kế chi tiết kết cấu
    Chương 5 : Kỹ thuật thi công và tổ chức thi công
     
Đang tải...