Đồ Án Thiết kế kho trữ đông thịt heo, dung tích 90 tấn (Full Cad)

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Đồ Án Thiết kế kho trữ đông thịt heo, dung tích 90 tấn (Full Cad)



    Mục lục
    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I: SẢN PHẨM TRỮ ĐÔNG, TÁC NHÂN LẠNH, CHẤT TẢI LẠNH 2
    CHƯƠNG II: THỂ TÍCH VÀ MẶT BẰNG KHO LẠNH 5
    CHƯƠNG III: CÁCH NHIỆT VÀ CÁCH ẨM KHO LẠNH 7
    CHƯƠNG IV:CÔNG NGHỆ VÀ CHU TRÌNH LẠNH 12
    CHƯƠNG V: THIẾT BỊ CHÍNH 22
    CHƯƠNG VI: THIẾT BỊ PHỤ 32
    CHƯƠNG VII: TỰ ĐỘNG HOÁ HỆ THỐNG LẠNH 41
    CHƯƠNG VIII: VẬN HÀNH MÁY LẠNH VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG 43
    CHUƯƠNG IX: GIÁ THÀNH THIẾT BỊ 48
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

    LỜI MỞ ĐẦU
    Các sản phẩm từ nguồn động vật rất cần cho dinh dưỡng của con người. Thịt là nguồn protein động vật chính. Con người không thể sống thiếu thịt vì nó là “nguồn vật liệu chính “ trong cấu trúc tế bào và trong những axít amin không thể thay thế. Những axít amin không thể thay thế chúa trong protein thực vật song với hàm lượng rất ít.
    Nhiều axít amin không thể thay thế (lizin, valin, methionin, leisin, isolesin, ) tự tạo ra trong chuyển hoá thịt và phục hồi những phần tổn thất của protein, tế bào và mô trong hoạt động sống của con người. Cơ thể không có khả năng tự tổng hợp, nhưng nó có khả năng kích thích , lôi cuốn những nguyên liệu thực phẩm từ thịt. Một phần protein tham gia vào cấu trúc của các sinh tố nhóm (B1,B2, , B12). Cơ thể người luôn cần một lượng thịt nhất định và mỡ giữ trong thịt, đồng thời hấp phụ một lượng chất béo : các axít béo “glyxerin” mà đó cũng là những axít amin không thể thay thế được, đó là các axít béo không no. Chính những thành phần quý báu của thịt nói chung và của thịt heo nói riêng, vì vậy người ta nghĩ cách bảo vệ thịt khỏi thối rữa. Để góp phần bảo vệ thịt, các Thầy (Cô) giáo giao cho em “Thiết kế kho trữ đông thịt heo”.


    I.2.1. Các yêu cầu về nhiệt động.
    ã năng suất lạnh thể tích qv của tác nhân lạnh phải lớn, vì như thế sẽ làm giảm một cách đáng kể các kích thước và trọng lượng của máy nén do thể tích tác nhân lạnh làm việc trong chu trình nhỏ.(khi qv tăng thì cũng tăng hiệu số áp suất trong máy lạnh ).
    ã Aùp suất của tác nhân lạnh ở cuối quá trình nén không được quá lớn, vì áp suất cao sẽ làm phức tạp và nặng nề thiết bị , đồng thời không an toàn.
    ã Aùp suất sôi của tác nhân lạnh mong muốn cao hơn áp suất khí quyển để thiết bị không làm việc ở chân không, vì không khí dễ thâm nhập vào hệ thống làm ảnh hưởng xấu đến sự làm việc của thiết bị.
    ã Hệ số nén Pc/Pk không nên quá lớn để làm giảm công tiêu hao và kích thước máy nén , đồng thời tăng hiệu suất của máy nén.
    ã Nhiệt ẩn hoá hơi cần phải lớn để giảm số lượng tác nhân lạnh cần chuyển hoá trong thiết bị.
    ã Nhiệt độ đông đặc của tác nhân lạnh phải thấp để có thể đạt tới nhiệt độ làm lạnh thấp và nhiệt độ tới hạn phải cao để cho hệ số làm lạnh lớn.
    ã Trọng lượng riêng và độ nhớt phải nhỏ để giảm tổn thất thủy lực trong đường ống. Ngoài ra khi độ nhớt giảm sẽ tăng hệ số toả nhiệt và truyền nhiệt, từ đó sẽ làm giảm tiêu hao kim loại cho các thiết bị trao đổi nhiệt.
    I.2.2. Các yêu cầu về hoá lý.
    ã Mong muốn tác nhân lạnh dễ dàng tan trong nước để tránh hiện tượng đóng băng làm cản trở sự làm việc của hệ thống. Ngoài ra nước ở trạng thái tự do có khả năng ăn mòn kim loại.
    ã Tính chất quan trọng của tác nhân lạnh là sự hoà tan của chúng trong dầu.
    ã Nếu tác nhân lạnh không tan trong dầu , thì chúng dễ dàng tách ra khỏi dầu khi chúng sôi ở to = const không phụ thuộc vào lượng dầu trong hệ thống. Nhưng trên bề mặt truyền nhiệt sẽ tạo ra một lớp dầu mỏng làm cản trở sự truyền nhiệt. Nếu tác nhân lạnh tan trong dầu thì cần thiết bị tách dầu đặt trước thiết bị bốc hơi (dàn lạnh), nếu không có thiết bị này thì nhiệt độ sôi tăng làm giảm Qo (năng suất lạnh).
    ã Tác nhân lạnh không được ăn mòn kim loại và các vật liệu khác của thiết bị.
    ã Chúng không được dễ cháy và nổ.
    ã Tác nhân lạnh phải có mùi, màu sắc, vài tính chất khác để dễ phát hiện khi bị rò rỉ.
    I.2.3. Các yêu cầu về lý sinh.
    Tác nhân lạnh không được độc hại, gây khó thở hoặc làm mờ mắt.
    I.2.4. Các yêu cầu về kinh tế.
    ã Các tác nhân lạnh phải rẻ tiền và không khan hiếm.
    ã Đặc tính của tác nhân lạnh NH3¬ (R717).
     NH3¬ là khí không màu , có mùi hôi khó thở, độc hại với cơ thể khi tiếp xúc lâu. Hàm lượng cho phép của NH3¬ trong không khí là 0,02mg/l. ở hàm lượng lớn hơn gây khó chịu cho mắt và mũi. Ơû kéo dài trong 60 phút trong vùng có nồng độ cao (0,5 – 1%) có thể gây tử vong. Hỗn hợp 16 – 25% thể tích NH3¬ với không khí gây nổ.
     Hơi NH3¬ nhẹ hơn không khí.
     NH3¬ không ăn mòn đen: nhôm, sắt, nhưng nó ăn mòn kim loại màu như: đồng, kẽm,
     Tính chất nhiệt động của NH3¬: NH3¬ là một trong các tác nhân lạnh tốt nhất, nó có năng suất lạnh riêng qv lớn, thể tích riêng tương đối nhỏ nên giảm kích thước của máy nén, đặc biệt đối với máy nén piston.
     NH3¬ ít tan trong dầu bôi trơn, đỡ ảnh hưởng đến quá trình bôi trơn, nhưng làm giảm khả năng truyền nhiệt do có lớp dầu bám lên thiết bị.
    I.3. Chất tải lạnh.[2],[10]
    ã Chất tải lạnh là chất lấy nhiệt từ các vật thể cần làm lạnh truyền lại cho tác nhân lạnh.
    ã Các yêu cầu đối với chất tải lạnh:
     Nhiệt độ đông đặc phải thấp.
     Nhiệt dung riêng và khả năng dẫn nhiệt cao.
     Độ nhớt và trọng lượng riêng nhỏ.
     Không ăn mòn kim loại và các vật liệu khác trong thiết bị.
     Không độc hại, không gây nổ, không bắt lửa.
     Giá thành rẻ, dễ kiếm, dễ bảo quản và dễ vận hành.
    ã Chất tải lạnh được dùng trong thiết kế kho lạnh là không khí.

    CHƯƠNGVIII: VẬN HÀNH MÁY LẠNH VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
    VIII.1. Vận hành máy lạnh và thiết bị
    VIII.1.1.Máy nén amoniăc.
    ã Yêu cầu vận hành .
     Dấu hiệu làm việc bình thường.
     Máy chạy êm, không rung, không có tiếng lạ ,
     Thân máy và xi lanh nóng đều.
     Không bị chảy dầu, không dò ga qua các mối nối ghép bích,
     Các trường hợp phải dừng máy:
    - Có tiếng gõ lạ và va đập mạnh.
    - Aùp suất dầu giảm mạnh, không đủ dầu , dầu bị đốt nóng quá mức , nhiệt độ đầu đẩy tăng quá cao (150oC).
    - Rò amoniăc ra ngoài.
    - Mất nước làm mát máy nén do hỏng bơm , tăc ống dầu, van nước hỏng,
    ã Chú ý trong thao tác vận hành.
     Chỉ đóng điện chạy máy khi đã quay tay thử và mở van giảm tải(với thiết bị lạnh tự động thì đây là van đóng mở tự động).
     Chỉ khởi động khi van hút đóng. Sau khimở van đẩy thì mở van hút từ từ tránh để máy làm việc với hành trình ẩm.
     Khi máy bị đốt nóng quá mức do sự cố mất nước thì không nên cho nước lạnh vào ngay tránh gây ứng suất nhiệt làm hư máy.
     Năng suất máy nén được điều chỉnh phù hợp với phụ tải thiết bị bay hơi một cách liên tục .
    VIII.1.2.Thiết bị ngưng tụ.
    ã Mức lỏng trong bình ngưng ổn định .
    ã Aùp suất và nhiệt độ ngưng tụ ở trị số cho phép.
    ã Không bị rò amoniăc vào nước hay ra ngoài không khí.
    ã Không có không khí trong bình ngưng.
    ã Chú ý: để đề phòng bình ngưng bị rò môi chất làm tổn hao môi chấtvà gây ô nhiễm môi trường. Nếu bề mặt truyền nhiệt bị bám dầu, ống nước bị hở hoặc bị bám cặn hay bình ngưng tụ lọt khí sẽ làm tăng áp suất ngưng tụ , tăng nước tiêu hao làm mát. Tuỳ theo phụ tải , nhiệt độ nước làm mát và trạng thái làm việc bình ngưng mà điều chỉnh lưu lượng nước làm mát đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, xả khí qua ống cao su đầu nhúng vào nước để giữ không cho hơi amoniac thoát vào không khí, amoniăc còn sót trong khí xả sẽ được nước hấp thụ.
    VIII.1.3.Thiết bị bay hơi (dàn lạnh).
    ã Yêu cầu vận hành: hiệu chỉnh từ từ van tiết lưu đạt độ mở cần thiết cấp lỏng cho thiết bị bay hơi để giữ được chế độ nhiệt độ, độ ẩm yêu cầu trong phòng lạnh.
    ã Các hư hỏng có thể : rò rỉ amoniăc, bề mặt bị bám bẩn, cấp lỏng thừa hoặc thiếu, công suất máy nén quá lớn hay không đủ.
    VIII.1.4. Bình trung gian.


     
Đang tải...