Đồ Án Thiết kế kho bảo quản lạnh đông 150 Tấn

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU


    I.1. Giới thiệu sơ lược về ứng dụng của kỹ thuật lạnh

    Con người đã biết làm lạnh và sử dụng lạnh rất lâu, nhưng ngành lạnh bắt đầu phát triển mạnh ở trên thế giới từ cuối thế kỉ 19. Ngày nay, kỹ thuật lạnh hiện đại đã tiến những bước xa, có trình độ khoa học kỹ thuật ngang vớ các ngành kỹ thuật tiên tiến khác.
    Kỹ thuật lạnh đã thâm nhập vào hơn 70 ngành kinh tế quan trọng và hỗ trợ tích cực cho các ngành đó, đặc biệt là các ngành công nghiệp thực phẩm, chế biến thịt cá, rau quả, rượu bia, nước giải khát, đánh bắt và xuất khẩu thủy hải sản, hoá chất,
    Công suất của các tổ hợp máy lạnh được mở rộng: từ vài mw ở những phòng thí nghiệm đến vài Mw ở các trung tâm điều khiển không khí.

    I.2. Giới thiệu sơ lược về nguồn thủy sản

    - Thủy sản là nguồn nguyên liệu quan trọng của thực phẩm, công nghiệp, nông nghiệp và dược phẩm. Động thực vật thủy sản bao gồm: tôm, cá, nhuyễn thể (mực, trai, sò, ), rong tảo, đang cung cấp cho con người một nguồn đạm thực phẩm khổng lồ và phong phú. Theo thống kê thì thủy sản đang chiếm trên 20% nguồn đạm thực phẩm của nhân loại nói chung, trên 50% ở các nước phát triển.

    - Nước ta có bờ biển dài 3260km, một vùng thềm lục địa rộng lớn khoảng hơn 1triệu km2, thuộc vùng biển nhiệt đới nên nguồn nguyên liệu rất đa dạng và có cả bốn mùa. trữ lượng cá đáy, cá nổi của vùng biển Việt Nam rất phong phú (theo dự tính sơ bộ có khoảng 2000 loài, trong đó hơn 40 loài cá có giá trị kinh tế lớn).
    - Bên cạnh đó, nghề nuôi trồng thủy sản đang được phát triển khá mạnh (sản lượng của các nước Đông Nam Á chiếm trên 50% tổng sản lượng nuôi trồng của thế giới). Nước ta có nhiều sông, hồ, kênh, rạch, đầm, phá và diện tích mặt nước thoáng rất lớn cho nên đang tập trung đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản để nhanh chóng phát triển thành ngành một cách chủ động, toàn diện giữa các khâu nuôi trồng, khai thác, chế biến.
    - Do khả năng nguồn lợi to lớn, ngành thủy sản có nhiệm vụ quan trọng là: chế biến nguồn lợi to lớn đó thành nhiều sản phẩm có giá trị cao cho sản xuất và đời sống con người.
    Đặc điểm nổi bật của nguyên liệu thủy sản là ươn thối rất nhanh, cho nên nhiệm vụ đặt lên hàng đầu của khâu chất lượng sản phẩm là phải kịp thời bảo quản, chế biến mà trước hết là bảo quản lạnh.


    MỤC LỤC


    Chương I: Mở đầu 3
    I.1. Giới thiệu sơ lược về ứng dụng của kỹ thuật lạnh 3
    I.2. Giới thiệu sơ lược về nguồn lợi thủy sản 3
    I.3. Qui trình chế biến 3
    I.4. Chế độ làm việc của kho 4

    Chương II: Tính kho lạnh 6

    Chương III: Tính cách nhiệt cách ẩm 9
    III.1. Mục đích 9
    III.2. Vật liệu cách nhiệt cách ẩm 9
    III.3. Cách nhiệt cách ẩm cho vách kho lạnh 9
    III.4. Cách nhiệt cách ẩm cho vách giữa hai kho lạnh
    III.5. Cách nhiệt cách ẩm cho nền
    III.6. Cách nhiệt cách ẩm cho trần

    Chương IV: Tính nhiệt kho lạnh
    IV.1. Tính cho kho thứ nhất
    IV.2. Tính cho kho thứ hai
    IV.3. Tính cho kho thứ ba
    IV.4. Xác định tải nhiệt cho thiết bị và máy nén

    Chương V: Tính chọn máy nén
    V.1. Tác nhân lạnh
    V.2. Qui trình công nghệ
    V.3. Tính toán

    Chương VI: Tính thiết bị ngưng tụ
    VI.1. Nguyên lý bình ngưng ống vỏ nắm ngang
    VI.2. Các thông số tính toán
    VI.3. Tính toán
    VI.4. Kiểm tra tính bền

    Chương VII: Tính thiết bị bay hơi
    VII.1. Nguyên lý
    VII.2. Các thông số tính toán
    VII.3. Tính toán
    VII.4. Kiểm tra tính bền

    Chương VIII: Tính các thiết bị phụ
    VIII.1. Bình tách dầu
    VIII.2. Bình chứa dầu
    VIII.3. Bình chứa cao áp
    VIII.4. Bình tách lỏng
    VIII.5. Tính chọn tháp giải nhiệt
    VIII.6. Bình tách khí không ngưng
    VIII.7. Van
    VIII.8. Phin lọc
    VIII.9. Đường ống
    VIII.10. Bơm

    Chương IX: Tính kinh tế

    Kết luận

    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...