Đồ Án thiết kế kho bảo quản đông

Thảo luận trong 'Nhiệt Lạnh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng lạnh để phục vụ cho đời sống, bằng cách cho vật cần làm lạnh tiếp xúc trực tiếp với vật lạnh hơn như dùng băng tuyết để bảo quản sản phẩm mà họ săn bắt được, đó là phương pháp làm lạnh tự nhiên. Nhưng muốn làm lạnh ở nhiệt độ tùy ý và giữ nhiệt độ đó trong một thời gian như mong muốn thì cần dùng hệ thống làm lạnh nhân tạo. cho đến nay kỹ thuật lạnh ngày càng phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế quan trọng. Đặc biệt là công nghệ chế biến và bảo quản thịt.
    Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển, cở sở hạ tầng cũng kéo theo mà phát triển, thu nhập của người dân tăng, người lao động luôn mong muốn có nhiều cơ hội cải thiện chất lượng cuộc sống trong đó có yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Họ đòi hỏi sản phẩm phải đa dạng,phong phú,đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cái quan trọng là thời gian bảo quản được lâu. Xuất phát từ những yêu cầu đó em đã chọn đề tài thiết kế kho bảo quản đông. Cùng với sự hướng dẫn của cô Võ Kim Hằng.

    Mặc dù rất cố gắng nhưng do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ dẫn của quý thầy cô và sự đóng góp ý kiến của các bạn.





    MỤC LỤC
    Trang
    Trang bìa 1
    Tờ nhiệm vụ đồ án 2
    Nhận xét của giáo viên hướng dẫn . 3
    Lời cảm ơn . 4
    Mục lục 6
    Chương 1:Những số liệu ban đầu 8
    1.1 Sơ lược về công trình . 8
    1.2 Những số liệu về khí tượng 8
    Chương 2: Thiết kế thể tích và bố trí mặt bằng kho lạnh .11
    2.1Đặc điểm của buồng bảo quản đông 11
    2.2 Dung tích và tiêu chuẩn chất tải của kho bảo quản đông .12
    2.3 Tính toán xác định khối lượng và số lượng buồng lạnh . 12
    2.4- Quy hoạch mặt bằng kho lạnh 14
    Sơ đồ quy hoạch mặt bằng kho lạnh 16
    Chương 3 : Cấu trúc xây dựng và tính toán cách nhiệt cho kho lạnh . 16
    3.1 - Cấu trúc kho bảo quản thịt lợn ở kho bảo quản đông . 16
    3.2 - Tính toán cách nhiệt
    1 Chiều dày cách nhiệt, đọng sương,đọng ẩm tường bao tường ngăn . 22
    2.Chiều dày cách nhiệt, đọng sương,đọng ẩm mái. 27
    3.Chiều dày cách nhiệt, đọng sương,đọng ẩm nền 30
    Chương 4 : Tính toán tải nhiệt- Chọn phương pháp làm lạnh . 33
    4.1 đại cương 33
    4.2. Dòng nhiệt qua kết cấu bao che Q[SUB]1[/SUB] 33
    4.3. Tính dòng nhiệt do sản phẩm toả ra Q[SUB]2[/SUB] 36
    4.4 .Tính dòng nhiệt thông gió buồng lạnh Q[SUB]3 . [/SUB]37
    4.5. Tínhdòng nhiệt do vận hành Q[SUB]4[/SUB] . 38
    4.6. Tính dòng nhiệt do hô hấp Q[SUB]5[/SUB] 39
    4.7. Xác định nhiệt tải cho thiết bị và máy nén . 39
    Chương 5 : Tính toán chu trình và chọn máy nén- sơ đồ nguyên lý hệ thống . 39
    5.1 Phương pháp bảo quăn đông và môi chất lạnh . 39
    5.2 Chọn các thông số làm việc, chọn máy nén 42
    Chương 6:Tự động hóa và vận hành hệ thống 49
    6.1.1Trang Bị Tự Động Hóa 49
    6.1.2Trang bị điện động lực . 50
    6.1.3 Mạch điện điều khiển 51
    6.2 Vận hành hệ thống lạnh 58
    Tài liệu kham khảo



    CHƯƠNG 1 NHỮNG SỐ LIỆU BAN ĐẦU

    1.1 Sơ lược về công trình thiết kế

    Thanh Hoá có tọa độ địa lý: 19° - 18 - 20°40 vĩ độ Bắc; 104°22 - 106°4 kinh độ Đông.
    Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước CHĐCN Lào), phía Đông là Vịnh Bắc bộ với chiều dài bờ biển 102km
    Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế.
    Thanh Hoá co nghành nông nghiệp phát triển, đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn, như vây việc thiết kế hệ thống bảo quản đông là hết sức cần thiết để cung cấp thực phẩm không những trong tĩnh, trong cả nước mà còn là xuất khẩu ra nước ngoài.
    Hệ thống thiết kế kho bảo quản đông
    Dung tích 500 (tấn)
    Nhiệt độ buồng lạnh -18 [SUP]0[/SUP]C
    Nhiệt độ sản phẩm trước khi đưa vào -12[SUP]0[/SUP]C
    Môi chất lạnh NH[SUB]3[/SUB]
    Sản phẩm bảo quản Thịt lợn
    1.2 Những số liệu về khí tượng
    1.2.1 Các số liệu về không khí bên ngoài
    - Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt.
    - Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-2300[SUP]mm[/SUP], mỗi năm có khoảng 90-130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 82% đến 84%, số giờ nắng bình quân khoảng 1600-1800 giờ. Nhiệt độ trung bình 23[SUP]0[/SUP]C - 24[SUP]0[/SUP]C, nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi cao .
    - Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè là Đông và Đông nam. (theo tài liệu trên mạng)
    - Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào.

    - Để tính toán thiết kế kho lạnh nói chung, người ta thường tính theo nhiệt độ quan sát được ttrong thời gian dự tính kho lạnh sẽ hoạt động, vì tổn thất nhiệt lúc đó là cao nhất, năng suất lạnh yêu cầu cũng lớn nhất. như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho kho lạnh.
    - Các số liệu tính toán lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN-4088-85
    (số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng) gồm các thành phần như: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ mặt trời, gió và mưa ở Thanh Hóa cụ thể là
    Bảng 1.1 nhiệt độ và độ ẩm dùng để tính toán hệ thống lạnh ở Thanh Hóa (hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh của Nguyễn Đức Lợi)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...