Thạc Sĩ Thiết kế hoạt động học tập theo nhóm chương cảm ứng điện tử (vật lí 11) nhằm phát triển năng lực tự

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục . i
    Danh mục các bảng iii
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt iii
    Danh mục các đồ thị và biểu đồ . iv
    MỞ ĐẦU 6
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG
    HỌC TẬP THEO NHÓM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC
    CHO HỌC SINH . 10
    1.1. Quan điểm hiện đại về dạy học . 10
    1.1.1. Bản chất của hoạt động dạy . 10
    1.1.2. Bản chất của hoạt động học . 10
    1.2.Tính tự lực trong học tập của học sinh 15
    1.2.1. Quan niệm về tính tự lực trong học tập của học sinh 15
    1.2.2. Biểu hiện của tính tự lực trong học tập vật lí của học sinh . 16
    1.2.3 . 17
    1.3.Dạy học theo nhóm 18
    1.3.1 Sơ lược những giai đoạn lịch sử của nhóm học tập 18
    1.3.2. Khái niệm dạy học theo nhóm . 20
    1.3.3. Đặc trưng của dạy học thông qua hoạt động nhóm . 21
    1.3.4. Các bước dạy học theo nhóm . 22
    1.3.5.Vai trò của GV và HS trong dạy học nhóm 24
    1.3.6. Tác dụng, ý nghĩa của dạy học nhóm 28
    1.4. Thực trạng tổ chức dạy học theo nhóm môn Vật lí ở trường THPT
    hiện nay 30
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1.4.1. Đối với giáo viên 30
    1.4.2. Đối với học sinh . 33
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35
    Chương 2: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO NHÓM
    CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” (VẬT LÍ 11) NHẰM PHÁT TRIỂN
    NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH . 36
    2.1. Đặc điểm bộ môn vật lí . 36
    2.2. Phát huy tính tự lực của học sinh qua dạy học nhóm trong dạy học
    vật lí . 38
    2.2.1. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh trong dạy học nhóm 38
    2.2.2. Tổ chức thu thập và xử lý thông tin của HS trong dạy học nhóm . 39
    2.3 Đặc điểm của chương “Cảm ứng điện từ” . 40
    2.3.1 Nội dung chương “Cảm ứng điện từ” . 40
    2.3.2 Chuẩn kiến thức, kĩ năng chương “ Cảm ứng điện từ” 42
    2.3.3 Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Cảm ứng điện từ” . 43
    2.4 Tổ chức dạy học theo nhóm chương “Cảm ứng điện từ” vật lí 11 THPT . 43
    2.4.1 . Nguyên tắc thiết kế tiến trình bài dạy học theo nhóm môn vật lí . 43
    2.4.2. Soạn thảo một số bài giảng tổ chức dạy học theo nhóm chương “
    Cảm ứng điện từ” vật lí 11 THPT 45
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 59
    Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 61
    3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm . 61
    3.1.1. Mục đích thực nghiệm . 61
    3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm . 61
    3.2.1. Đối tượng thực nghiệm 61
    3.2.2. Nội dung thực nghiệm 61
    3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 62
    3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm 62
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3.3.2 Cách đánh giá . 62
    3.3.3. Xử lý và phân tích số liệu kết quả TNSP 64
    3.3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm . 66
    3.4. Kết quả thăm dò giáo viên và học sinh về phương pháp dạy học nhóm
    chương “ Cảm ứng điện từ”. 70
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 74
    KẾT LUẬN CHUNG 75
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
    PHỤC LỤC


    iii
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Trang
    Bảng 1.1. Kết quả điều tra GV về thực trạng DHN môn Vật lí ở THPT 30
    Bảng 1.2: Kết quả điều tra HS về tổ chức DHN môn Vật lí ở trường THPT 33
    Bảng 3.1 Bảng số liệu HS được chọn làm mẫu thực nghiệm . 62
    Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra lần 1 66
    Bảng 3.3: Xếp loại học tập lần 1 . 66
    Bảng 3.4: Bảng phân bố tần suất lần 1 67
    Bảng 3.5: Bảng lũy tích hội tụ 68
    Bảng 3.6: Bảng tổng hợp các tham số thống kê 68
    Bảng 3.7: Thống kê các biểu hiện của tính tự lực học tập của HS . 69
    Bảng 3.8: Ý kiến của GV sau khi dự giờ tổ chức dạy học nhóm . 71
    Bảng 3.9: Ý kiến của HS sau khi học nhóm . 72


    iv
    DANH MỤC HÌNH
    Trang
    Hình 2.1: Chu trình sáng tạo khoa học 36
    Hình 3.1 Biểu đồ xếp loại học tập lần 1 67
    Hình 3.2 Đồ thị phân bố tần suất lần 1 . 67
    Hình 3.3: Đồ thị lũy tích hội tụ lần 1 68
    Hình 3.4: Biểu đồ xếp loại học tập lần 2 . 107
    Hình 3.5: Đồ thị phân bố tần suất lần 2 . 108
    Hình 3.6: Đồ thị lũy tích hội tụ lần 2 109
    v
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    TT Viết tắt Viết đầy đủ
    1 BĐTD Bản đồ tư duy
    2 DHN Dạy học nhóm
    3 ĐC Đối chứng
    4 GV Giáo viên
    5 HS Học sinh
    6 TTL Tính tự lực
    7 TTC Tính tích cực
    8 THPT Trung học phổ thông
    9 TN Thực nghiệm
    10 TNSP Thực nghiệm sư phạm
    11 SGK Sách giáo khoa
    12 SBT Sách bài tập
    13 STT Số thứ tự
    14 KD Khung dây
    15 NC Nam châm
    16 PPDH Phương pháp dạy học



    6
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Ngày nay, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ của tri
    thức đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của xã hội và đòi hỏi người lao
    động mới không những phải có trình độ văn hoá, trình độ nghề nghiệp nhất
    định mà còn phải có tính độc lập, năng động và sáng tạo, có năng lực giải
    quyết các vấn đề thực tiễn. Vì vậy Nghị Quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp
    hành Trung ương Đảng đã quán triệt:” Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo
    dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy
    sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương
    pháp hiện đại vào quá trình dạy học ”. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
    4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
    dục và đào tạo cũng khẳng định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
    và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
    dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
    chiều, ghi nhớ máy móc. Tập t
    , nghiên cứu khoa học” [13].
    Môn Vật lí là một trong những môn khoa học thực nghiệm vì vậy có
    nhiều điều kiện phát huy được khả năng tự học cho HS. Để đạt được kết quả
    đó, GV phải biết kết hợp các hình thức tổ chức, các PPDH với các phương
    tiện dạy học một cách hợp lí. Hiện nay GV sử dụng nhiều phương pháp dạy
    học tích cực nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng nâng cao tính
    tích cực tự lực cho học sinh như dạy học giải quyết vấn đề, dạy học phân hóa,
    dạy học khám phá, dạy học theo dự án, dạy học hợp tác .
    Dạy học nhóm là một hình thức dạy học quan trọng giúp HS phát triển
    năng lực xã hội, phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ
    7
    năng thảo luận, kỹ năng bảo vệ ý kiến, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn . Học
    sinh có cơ hội phát huy kỹ năng sáng tạo, đánh giá, tổng hợp, phân tích, so
    sánh . biết giải quyết các vấn đề và tình huống, từ đó học hỏi được kinh
    nghiệm cho bản thân. Trong chương trình vật lí 11 THPT Chương “Cảm ứng
    điện từ’’ (Vật lí 11) , là một chương có nhiều kiến thức mới và khó, các kiến
    thức có mối liên hệ chặt chẽ và hầu hết đều được xây dựng từ thí nghiệm.
    Chương này có nhiều điều kiện để GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm,
    qua đó phát triển được năng lực tự học của các em. Trong thời gian qua đã có
    nhiều nghiên cứu về vấn đề phát huy tính tích cực, tự chủ của HS trong dạy
    học Vật lý. Về nghiên cứu lý luận có:
    “Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt
    động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học’’. Phạm Hữu Tòng
    (2004).”Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở
    trường phổ thông”. Nguyễn Đức Thâm - Nguyễn Ngọc Hưng (1999). Lý luận
    dạy học vật lý- NXB ĐHSP Hà Nội (2005).Mô hình tổ chức học theo nhóm
    trong giờ học lên lớp” Ngô Thị Thu Dung-Tạp chí giáo dục (3) tr 21-22. Luận
    văn Tiến sĩ của Hoàng Lê Minh (2007) về đề tài “Tổ chức dạy học hợp tác
    trong môn Toán ở trường Trung học phổ thông”, .Luận văn Thạc sĩ của
    Lương Thị Dung (2013) ĐHSP Thái Nguyên với đề tài “Phát huy tính tích
    cực,tự lực và sáng tạo của học sinh qua dạy học nhóm khi dạy chương Chất
    Khí Vật lí 10”
    . Từ những lý do trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và
    học Vật Lí ở trường THPT tôi chọn đề tài: “Thiết kế hoạt động học tập
    theo nhóm chương “ Cảm ứng điện từ” ( Vật lí 11) nhằm phát triển năng
    lực tự học cho học sinh .
    2. Mục đích nghiên cứu
    Vận dụng lý luận về hoạt động học tập của HS và việc tổ chức dạy học
    nhóm để phát huy tính tự lực học tập cho học sinh
    8
    3. Giả thuyết khoa học
    Nếu vận dụng lý luận về hoạt động học tập của HS và lý luận về việc tổ
    chức dạy học nhóm trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông thì có thể phát
    triển năng lực tự học cho học sinh.
    4. Đối tượng nghiên cứu
    Hoạt động dạy - học của GV và HS
    Chương " Cảm ứng điện từ ’’ (Vật lí 11).
    5. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu tổ chức dạy học nhóm trong dạy học chương " Cảm
    ứng điện từ ’’ (Vật lí 11).
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Đề đạt được mục đích nghiên cứu, phải thực hiện những nhiệm vụ
    nghiên cứu sau:
    - Nghiên cứu các cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài làm cơ sở định
    hướng cho quá trình thiết kế hoạt động dạy học.
    + Lý luận về hoạt động học tập của học sinh trong dạy học.
    + Tính tự lực học tập của HS.
    + Dạy học nhóm.
    - Việc tổ chức dạy học nhóm nhằm phát huy tính tự học của người học
    trong dạy học Vật lí.
    - Thực trạng dạy học nhóm nhằm phát huy tính tự học cho học sinh
    trong dạy học Vật lí.
    - Nội dung, cấu trúc và đặc điểm chương " Cảm ứng điện từ " (Vật lí
    11) THPT.
    - “Thiết kế hoạt động học tập theo nhóm chương “ Cảm ứng điện từ” (
    Vật lí 11) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh .
    - Thực nghiệm sư phạm tiến trình dạy học đã soạn thảo nhằm đánh giá
    tính khả thi và sơ bộ đánh giá hiệu quả của nó đối với việc phát huy tính tự
    lực học tập cho học sinh.
    9
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện các nhiệm vụ trên chúng tôi sử dụng phối hợp các phương
    pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp nghiên cứu lí luận
    - Nghiên cứu thực tiến giáo dục: Dự giờ, dùng phiếu điều tra, trao đổi
    trực tiếp với GV để nắm được tình hình soạn giáo án, tổ chức dạy học.
    - Phương pháp thực hiện sư phạm: Tổ chức dạy học một số bài của
    chương theo phương pháp truyền thống và theo phương pháp đề xuất. Sử
    dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả của bài kiểm tra trắc
    nghiệm, từ đó đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
    8. Đóng góp của luận văn
    - Thông qua việc tổ chức dạy học nhóm các kiến thức cụ thể làm sáng
    tỏ và cụ thể hóa cơ sở lý luận của việc tổ chức dạy học nhóm để phát triển
    năng lực tự học cho học sinh.
    - Các bài học đã thiết kế có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các GV
    dạy học Vật lý THPT,THCS, sinh viên các trường Đại học sư phạm và Cao
    đẳng sư phạm
    9. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
    gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lí luận của việc thiết kế hoạt động học tập theo nhóm
    nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh.
    Chương 2: Thiết kế hoạt động học tập theo nhóm chương “ Cảm ứng điện
    từ” (Vật lý 11) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh.
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
     
Đang tải...