Luận Văn Thiết kế hệ truyền động cho thang máy chở người

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC



    Chương 1 : Yêu cầu công nghệ 1

    1. Đặt vấn đề 1

    2. Mô tả chung về thang máy 1

    3. Yêu cầu đối với thang máy 3

    Chương 2 : Chọn phương án truyền động 5

    1. Phân tích 5

    2. Chọn phương án 5

    3. Giới thiệu mạch lực và nguyên lý hoạt động 9

    Chương 3 : Tính chọn mạch biến đổi 12

    1. Chọn động cơ điện 12

    2. Tính chọn mạch biến đổi 16

    2.1 Sơ đồ 16

    2.2 Tính chọn Thyristor 18

    2.3 Tính toán máy biến áp chỉnh lưu 19

    2.4 Thiết kế cuộn kháng lọc 25

    2.5 Thiết kế chọn thiết bị bảo vệ mạch động lực 29

    2.6 Mạch biến đổi nguồn cấp cho mạch kích từ động cơ 31

    Chương 4 : Tổng hợp hệ điều khiển 33

    1. Mạch vòng điều chỉnh dòng điện 33

    2. Mạch vòng điều chỉnh tốc độ 36

    Chương 5 : Thiết kế mạch điều khiển 40

    Tài iệu tham khảo 49




    Lời nói đầu

    Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp, tại các trung tâm công nghiệp và thương mại phát sinh nhu cầu lớn về xây dựng các nhà cao tầng nhằm tiết kiệm đất đai do dân số trong xã hội ngày càng tăng và nhằm đô thị hoá ở các thành phố lớn. Bên cạnh đó dân số của các đô thị ngày càng tăng dẫn đến mật độ dân số ở các thành phố tăng ngày càng cao. Do đó vấn đề nhà ở và các nơi làm việc được đặt ra như một nhu cầu chủ yếu để phục vụ cho cuộc sống cũng như các hoạt động xã hội. Như vậy các toà nhà cao tầng sẽ được mọc lên đẻ có thể đáp ứng được nhu cầu này. Đi đôi với việc xây dựng các toà nhà cao tầng tại các thành phố và các trung tâm công nghiệp thì vấn đề chở người và chở hàng là một vấn đề hết sức được quan tâm. Đối với một số ngành công nghiệp thì việc vận chuyển người, hàng hoá từ thấp lên cao lại quyết định rất lớn đến năng suất lao động, điều này hết sức quan trọng trong thời buổi hiện nay. Vì vậy vấn đề đặt ra là thiết kế một thiết bị có khả năng chở người cũng như hàng hoá để phục vụ cuộc sống là rất cần thiết và một trong những thiết bị đáp ứng được yêu cầu đó chính là thang máy. Và ta sẽ nghiên cứu kỹ ở các phần sau đây.

    Truyền động điện là công đoạn cuối cùng của một công nghệ sản xuất. Trong dây truyền sản xuất tự động hiện đại, truyền động đóng góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngày nay, cùng với những tiến bộ của kỹ thuật điện tử công suất và tin học, các hệ truyền động cũng ngày càng phát triển và có nhiều thay đổi đáng kể nhờ việc áp dụng những tiến bộ trên. Cụ thể là các hệ truyền động hiện đại không những đáp ứng được độ tác động nhanh, độ chính xác điều chỉnh cao mà còn có giá thành hạ hơn nhiều thế hệ cũ, đặc điểm này rất quan trọng trong việc đưa những kết quả nghiên cứu trong kỹ thuật vào thực tế sản xuất. Vấn đề thang máy cũng yêu cầu có một hệ truyền động phù hợp với các công nghệ được đưa ra.

    Sau thời gian nghiên cứu học tập môn Tổng hợp hệ điện cơ em được giao đề tài thiết kế môn học với nội dung: Thiết kế hệ truyền động cho thang máy chở người. Nhằm mục đích hiểu sâu môn học cũng như tìm hiểu về một công nghệ vấn còn khá mới ở nước ta.

    Được sự hướng dẫn trực tiếp và tận tình của cô giáo: Nguyễn Thi Liên Anh, em đã hoàn thành đồ án được giao.

    Nội dung của đồ án chia làm 6 chương, cụ thể như sau:

    Chương I: Tổng quan về công nghệ. Nội dung cơ bản của chương này đề cập tới những nét cơ bản nhất của công nghệ truyền động thang máy và có sự khảo sát kỹ đặc tính phụ tải. Tất cả những thiết kế sau này đểu bám sát những đặc điểm này.

    Chương II: Chọn phương án truyền động. Nội dung của chương này trình bày các phương án truyền động cho loại động cơ, đưa ra các phương án khả thi rồi cuối cùng có so sánh giữa các phương án khả thi đề ra phương án phù hợp nhất. Tất cả đều có sự phân tích cụ thể khi quyết định chọn phương án tốt nhất.

    Chương III: Chọn các thiết bị: Nội dung cơ bản của chương này sẽ trình bày cách chọn công suất động cơ truyền động, loại động cơ, van điều khiển các thiết bị cho mạch lực.

    Chương IV: Tổng hợp hệ thống: Nội dung của chương này sẽ đi tổng hợp cấu trúc cũng như các tham số của các bộ điều chỉnh theo luật điều chỉnh đã chọn.

    Chương V: Mô phỏng bằng Simulink .

    Mặc dù em đã rất cố gắng trong việc thiết kế, nhưng do kiến thức của em có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định, sự chỉ bảo tận tình của thày cô là những kiến thức quý báu cho em ngay còn khi trong ghế nhà trường cũng như công việc thực tế sau này. Em mong các thầy đóng góp ý kiến để đồ án được hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...