Luận Văn Thiết kế hệ thống xử lý nước tinh khiết cấp cho nhà máy dược phẩm trung ương Vidipha

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU1.1. ĐẶT VẤN ĐỀTốc độ tăng trưởng của ngành dược trong các năm qua và tiềm năng phát triển của thị trường này chính là những yếu tố thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Theo báo cáo của Cục Quản lý dược Việt Nam, trong giai đoạn 2000 - 2006, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dược là 13%, tiền thuốc bình quân đầu người tăng trung bình 7,4%/năm. Điểm đáng chú ý là thuốc sản xuất trong nước ngày càng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu sử dụng. Giá trị thuốc sản xuất trong nước năm 2005 là 395 triệu đô la Mỹ, chiếm 48,34% tổng giá trị tiền thuốc (817 triệu đô la Mỹ). Thị phần thuốc sản xuất trong nước được bệnh nhân sử dụng chiếm 70% thị trường thuốc; ở khối bệnh viện, thuốc sản xuất trong nước được sử dụng chiếm hơn 60%. Dự kiến vào năm 2010 có thể đạt đến gần 1,5 tỉ đô la Mỹ.
    Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng thuốc dược phẩm trên thị trường trong và ngoài nước như hiện nay, các nhà máy sản xuất dược phẩm Việt Nam cần phải đầu tư về công nghệ cũng như thiết bị tiên tiến ngày càng cao, để phục vụ trong quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-WHO.
    1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀITrong thời gian gần đây, vấn đề về dược phẩm trong nước và ngoại nhập trên thị trường Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên về chất lượng cũng như xuất xứ nguồn gốc thì người tiêu dùng ít một ai quan tâm nghĩ đến khi sản xuất ra một sản phẩm trong dược phẩm thì vấn đề được kiểm tra trong từ khâu nhập liệu đến khâu chiết suất và thành phẩm đã đi qua những công đoạn gì và chất lượng như thế nào
    Hiện nay, có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề thuốc tây, dược phẩm, đông dược. Đến thời điểm này trên thị trường Việt Nam rất sôi động về những sản phẩm thuốc ngoại nhập cũng như nội địa. Bên cạnh về mặt tích cực, thị trường dược phẩm cũng đang là điểm nóng về những sai phạm trong việc sản xuất chưa đúng qui trình và chất lượng trong nguồn nhập liệu theo tiêu chuẩn GMP. Chạy theo lợi nhuận cũng như số lượng sản phẩm để tăng lợi nhuận thật nhiều. Nhà sản xuất có thể bấp chấp mọi nguyên tắc cũng như qui định của bộ y tế , cục dược, cũng như tiêu chuẩn GMP-WHO hiện nay mà không đầu tư thiết bị hiện đại hoặc đầu tư thiết bị sai sờ chưa đủ điều kiện đưa vào sản xuất trong nghành dược. Một trong những nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong bất kỳ dây chuyền nào trong sản xuất nhà máy dược đó là nguồn nước được sử dụng pha chế trong dược phẩm. Nước trước khi đươc vào pha chế hay sử dụng rửa thiết bị ,dụng cụ cần phải được xử lý đạt nước tinh khiết theo tiêu chuẩn GPM-WHO. Do vậy tính cấp thiết cho đề tài là đề xuất và thiết kế hệ thống xử lý nước tinh khiết cấp cho nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO.
    1.3. NHIỆM VỤ ĐỒ ÁNNhiệm vụ của đồ án là thiết kế hệ thống xử lý nước tinh khiết đạt tiêu chuẩn GMP-WHO để cấp cho nhà máy sản xuất dược phẩm trung ương VIDIPHA
    (Nhà máy xây dựng ở Tân Hiệp –Tân Uyên –Bình Dương). Công suất 3m[SUP]3[/SUP]/h.
    1.4. NỘI DUNG ĐỀ TÀI

    Giới thiệu về đề tài.
    Tổng quan về nước cấp và công nghệ xử lý nước cấp.
    Lựa chọn công nghệ xử lý nước tinh khiết cho nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO.
    Tính toán thiết kế các đơn vị công trình xử lý.
    Tính kinh phí đầu tư.
    Vận hành và quản lý hệ thống.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...