Đồ Án Thiết kế hệ thống xử lý nước thải phân xưởng mạ điện công suất 200 m3/ngày

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    MỤC LỤC .1
    LỜI NÓI ĐẦU 2
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP MẠ ĐIỆN VÀ CÁC VẤN ĐỀ
    MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN .4
    I.1. Tình hình phát triển của ngành mạ trên Thế Giới và Việt Nam: .4
    I.2. Đặc điểm của quá trình mạ điện: .5
    I.3. Các vấn đề môi trường trong công nghệ mạ: 13
    I.4. Ảnh hưởng do chất ô nhiễm gây ra 21
    CHƯƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH MẠ ĐIỆN 24
    II.1. Các biện pháp giảm thiểu: 24
    II.2. Các phương pháp xử lý nước thải ngành mạ điện: 27
    CHƯƠNGIII: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MẠ ĐIỆN 31
    III.1. Phân tích, lựa chọn công nghệ xử lý: 31
    III.2. Cơ sở lý thuyết của phương pháp lựa chọn: 38
    III.3. Giới thiệu các thiết bị chính: .48
    CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI MẠ ĐIỆN 50
    IV.1. Nước thải nhà máy và xử lý nước thải phân xưởng mạ: 50
    IV.2. Tính toán các thiết bị chính của hệ thống xử lý nước thải: 53
    IV.3. Tính và chọn các thiết bị khác: 90
    CHƯƠNG V: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHI PHÍ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI .101
    V.1. Chi phí ước tính của toàn bộ hệ thống xử lý: 101
    V.2. Mặt bằng xây dựng: .105
    V.3. Hiệu quả chi phí và lợi ích thu được khi lắp đặt hệ thống .105
    V.4. Vận hành hệ thống và sự cố trong quá trình hoạt động .106
    KẾT LUẬN .108
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .109

    LỜI NÓI ĐẦU
    Môi trường sống – cái nôi của nhân loại đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng cùng với sự phát triển của xã hội. Bảo vệ môi trường là mối quan tâm không chỉ của một quốc gia nào, là nghĩa vụ của toàn cầu và của Việt Nam nói riêng.
    Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước làm cho môi trường tại các khu công nghiệp và đô thị lớn bị suy giảm nghiêm trọng, là mối lo ngại cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như toàn thể dân cư trong khu vực.
    Ô nhiễm môi trường nói chung và tình trạng môi trường do nước thải công nghiệp nói riêng là một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho nhiều quốc gia. Cùng với sự phát triển của công nghiệp, môi trường ngày càng phải tiếp nhận nhiều các yếu tố độc hại. Riêng nguồn nước thải công nghiệp mạ đã có thành phần gây ô nhiễm trầm trọng như: crom, niken, đồng, kẽm, xianua, . là một trong những vấn đề đang được quan tâm của xã hội.
    Hiện nay, tại nhiều cơ sở mạ, vấn đề môi trường không được quan tâm đúng mức, chất thải sinh ra từ các quá trình sản xuất và sinh hoạt không được xử lý trước khi thải ra môi trường nên gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Kết quả phân tích chất lượng nước thải của các cơ sở mạ điện điển hình cho thấy: hầu hết các cơ sở đều không đạt tiêu chuẩn nước thải cho phép, chỉ tiêu kim loại nặng vượt nhiều lần cho phép, thành phần của nước thải có chứa cặn, sơn, dầu nhớt, . Vì vậy, đầu tư vào công tác bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách của doanh nghiệp để có thể đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai của chính doanh nghiệp.
    Đến nay trên thế giới đã có nhiều phương pháp xử lý nước thải mạ điện được đưa ra như: phương pháp trao đổi ion, phương pháp điện hoá, phương pháp hoá học, phương pháp hấp phụ, phương pháp vi sinh, Tuy nhiên khả năng áp dụng vào thực tế của các phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: hiệu quả xử lý của từng phương pháp, ưu nhược điểm, và kinh phí đầu tư, . Do đó, việc lựa chọn phương pháp xử lý và thiết kế hệ thống xử lý chất thải thích hợp cho cơ sở mạ điện là nhiệm vụ của một kỹ sư môi trường, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp về hệ thống xử lý với giá thành có thể chấp nhận được.
    Để giúp các doanh nghiệp lựa chọn hệ thống xử lý nước thải cho cơ sở mạ điện, đồ án “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải phân xưởng mạ điện công xuất 200 m3/ngày” đã được thực hiện với mục đích thiết kế hệ thống xử lý với hiệu quả cao và chi phí hợp lý. Tuy nhiên việc lựa chọn phương án thích hợp và khả thi đối với nhà máy cụ thể còn tuỳ thuộc vào tính chất của dòng thải, mặt bằng xây dựng, điều kiện khí tượng thuỷ văn nguồn nước, tiêu chuẩn nước thải cho phép tại địa phương và điều kiện kinh tế kỹ thuật của cở sở sản xuất.
    Nội dung đề tài gồm những phần chính sau:
    Chương I: Tổng quan về công nghiệp mạ và các vấn đề về môi trường.
    Chương II: Các biện pháp giảm thiểu và xử lý nước thải ngành mạ.
    Chương III: Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải ngành mạ điện và cơ sở lý thuyết của phương pháp.
    Chương IV: Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải.
    Chương V: Phân tích hiệu quả chi phí và xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...