Đồ Án Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất dầu ăn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 1

    I. Giới thiệu chung. 1
    II. Các phương pháp xử lý nước thải 1
    CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT DẦU ĂN. 3
    I. Dầu ăn : 3
    II. Các bước tinh luyện dầu: 4
    CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SẢN XUẤT DẦU ĂN 6
    I. Các thông số của dòng thải: 6
    1. Lưu lượng nước thải : 6
    2. Thành phần nước thải: 6
    II. Phương pháp và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải: 6
    1. Những phương pháp chung xử lý nước thải : 6
    2. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải : 10
    CHƯƠNG 4 : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ. 12
    I. Song chắn rác : 12
    II. Bể tách dầu mỡ và lắng cát : 14
    III. Bể điều hòa : 15
    IV. Tuyển nổi : 15
    V. Bể aerotank : 16
    1. Các thông số thiết kế : 17
    2. Tính hiệu quả xử lý : 17
    3. Tính thể tích của bể: 18
    4. Lượng bùn phải xả ra mỗi ngày: 18
    5. Tính hệ số tuần hoàn α bỏ qua lượng bùn họat tính tăng lên trong bể. 19
    6. Lượng oxy cần thiết 19
    7. Cách bố trí đầu phân phối khí 20
    8. Tính toán các thiết bị phụ. 20
    VI. BỂ LẮNG 2 : 22
    1. Diện tích mặt bằng của bể lắng. 22
    2. Xác định chiều cao bể. 24
    3. Thời gian lưu nước trong bể lắng. 24



    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
    I. Giới thiệu chung

    Ngày nay chất lượng cuộc sống con người đang được nâng cao rất nhiều nhờ vào sự phát triển của khoa học kĩ thuật với nhiều ngành sản xuất được đẩy mạnh. Kinh tế phát triển cũng làm nảy sinh nhiều nhu cầu vật chất của con người, từ đó các ngành công nghiệp không ngừng được phát minh và đưa vào hoạt động sản xuất. Nhưng cũng từ đó phát sinh ra một vấn đề mới mà con người cần giải quyết. Đó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Vấn đề đó ngày càng lớn hơn và hiện nay đã ở mức báo động. Chính vì thế việc cân bằng giữa kinh tế và môi trường là bài toán khó cần sự hợp tác tham gia của tất cả mọi người trên thế giới.
    Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới, nền kinh tế chuyển mình phát triển mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp, các đơn vị sản xuất tranh đua phát triển, mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về mọi mặt của con người. Cũng như các ngành công nghiệp khác, ngành sản xuất dầu thực vật đang phát triển không ngừng với chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng. Thế nhưng đó cũng là nguyên nhân của việc lượng nước thải cũng như chất thải khác gia tăng đe dọa ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và cần được kiểm soát.
    II. Các phương pháp xử lý nước thải
    Xử lý nước thải là một quá trình bao gồm việc kết hợp một hoặc nhiều phương pháp vật lý, hoá học, sinh học hoặc hỗn hợp để tách/phân huỷ chất ô nhiễm trong nước thải.
    Phương pháp xử lý cơ học: là phương pháp ứng dụng các quá trình vật lý như lực trọng trường, lực ly tâm để phân huỷ/tách các chất ô nhiễm ra khỏi nước. Phương pháp này thường đơn giản, chi phía đầu tư và vận hành thấp, hiệu quả tách các chất lơ lửng cao. Các quá trình được áp dụng rông rãi như: chắn rác, điều hòa, khuấy trộn, lắng, lắng cao tốc, tuyển nổi, lọc, bay hơi và tách khí kỹ thuật, .
    Phương pháp hoá học: Là phương pháp dụng các chất hóa học để chuyển đổi các tính chất của các chất ô nhiễm thành cách chất dễ loại bỏ và tách ra khỏi nước. Phương pháp này thường có chí phí vận hành cao, hiệu quả loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nước lớn. Trong phương pháp này, các hoá chất (dạng khí, lỏng hoặc rắn) được bổ sung trực tiếp vào nước thải.
    Phương pháp sinh học: Là phương pháp ứng dụng vi sinh vật tham gia vào quá trình làm sạch nước thải chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ. Là một cơ thể sống, nên các vi sinh vật này đòi hỏi phải được cung cấp đẩy đủ dưỡng chất cũng như môi trường sống tốt nhất (không có chất độc). Chất thải (các chất hữu cơ) được tách ra khỏi nước bằng các phản ứng enzym trong tế bào vi sinh vật. Phương pháp này về cơ bản chia làm 02 loại như sau.
    - Phương pháp xử lý kỵ khí: Sử dụng các vi sinh vật kỵ khí, thường được áp dụng đối với nước thải có hàm lượng chất hữu cơ hòa tan cao. Hoạt động trong môi trường không có oxy.
    - Phương pháp xử lý hiếu khí: Sử dụng các vi sinh vật hiếu khí, thường được áp dụng đối với nước thải có hàm lượng chất hữu cơ hòa tan thấp. Hoạt động trong môi trường cấp oxy liên tục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...