Luận Văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh:Năng suất nhà máy 25 tấn sản p

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay nước ta có hơn 300 cơ sở chế biến thuỷ sản, và khoảng 220 nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm đông lạnh phục vụ xuất khẩu có tổng công suất 200 tấn/ngày. Thiết bị và công nghệ tuy được đánh giá là có mức đổi mới nhanh so với các ngành công nghiệp khác nhưng so với thế giới vẫn bị coi là quá chậm. Đó là một trong những nguyên nhân tạo ra những tác động xấu cho môi trường.
    Lượng chất thải lỏng trong chế biến thuỷ sản được coi là quan trọng nhất, các nhà máy chế biến đông lạnh thường có lượng chất thải lớn hơn so với các cơ sở chế biến hàng khô, nước mắm, đồ hộp, bình quân khoảng 50.000 m[SUP]3[/SUP]/ngày . Mức ô nhiễm của nước thải từ các nhà máy chế biến tuỳ thuộc vào loại mặt hàng chủ yếu mà nhà máy đó sản xuất.
    Thách thức đặt ra là tải lượng ô nhiễm do các xí nghiệp chế biến thuỷ sản gây ra là rất lớn nếu không được xử lý nó sẽ là một thành viên “tích cực” làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường trên sông rạch và xung quanh khu chế biến. Ô nhiễm nước thải chế biến thuỷ sản nhiều khi chưa nhận ra ngay do lúc đầu kênh rạch còn khả năng pha lỏng và tự làm sạch nước với lượng thải tích tụ ngày càng nhiều thì dần dần chúng làm xấu đi nguồn nước mặt sông, rạch, ao, hồ và cuộc sống khu dân cư xung quanh. Ngoài ra nước thải của ngành chế biến còn khả năng lan truyền dịch bệnh từ xác thuỷ sản bị chết, thối rữa ., và điều đáng quan tâm nữa là gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, đến môi trường nuôi trường nuôi trồng thuỷ sản, đến sự phát triển bền vững của ngành .
    Do tính khá nghiêm trọng như thế, mặc dù lợi ích kinh tế xã hội của ngành đem lại không nhỏ, nhưng muốn phát triển bền vững bảo vệ sức khoẻ nhân dân, người lao động và những người sản xuất ra nguyên liệu cho nhà máy thì bản thân các xí nghiệp phải biết bảo vệ họ, phải áp dụng các biện pháp xử lý chất thải trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận đạt tiêu chuẩn môi trường quy định
    Việc thực hiện đề tài: “ Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh:Năng suất nhà máy 25 tấn sản phẩm/ngày và chất lượng nước thải sau xử lý đạt loại A ” là rất cần thiết và sẽ góp phần giải quyết được vấn đề ô nhiễm từ nguồn nước thải của nhà máy chế biến thủy sản, góp phần bảo vệ nguồn nước nhằm phục vụ lâu dài cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội theo hướng phát triển
    bền vững.
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    Phần 1 LẬP LUẬN KINH TẾ 3
    1.1 . Sự cần thiết của xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản 3
    1.2. Vị trí địa lý. 3
    1.3. Đặc điểm tự nhiên. 4
    1.4. Hệ thống giao thông vận tải 5
    Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
    2.1. Các sản phẩm của nhà máy. 6
    2.2. Quy trình sản xuất của nhà máy. 6
    2.3. Nguồn gốc phát sinh các chất ô nhiễm trong nước thải 6
    2.4. Thành phần và tính chất nước thải 7
    2.4.1. Các chất hữu cơ. 8
    2.4.2. Chất rắn lơ lửng. 8
    2.4.3. Chất dinh dưỡng (N, P). 8
    2.4.4. Vi sinh vật 8
    2.5. Các phương pháp xử lý nước thải 9
    2.5.1. Phương pháp cơ học. 9
    2.5.2. Phương pháp hóa lí 9
    2.5.3. Phương pháp sinh học. 9
    2.6. Giới hiệu mô hình xử lý nước thải chế biến thủy sản đông lạnh của nhà máy Seapimex 10
    2.7. Bảng thông số và nồng độ các chất trong nước thải loại A 12
    Phần 3 LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ 13
    3.1. Lựa chọn phương pháp xử lý. 13
    3.2. Dây chuyền công nghệ. 13
    3.3. Thuyết minh dây chuyền công nghệ. 14
    3.3.1. Song chắn rác. 14
    3.3.2. Bể tập trung. 14
    3.3.3. Bể lắng cát 15
    3.3.4. Bể điều hòa. 16
    3.3.5. Bể xử lý kỵ khí 16
    3.3.6. Bể lắng ly tâm đợt 1. 17
    3.3.7. Bể Aerotank. 17
    3.3.8. Bể lắng ly tâm đợt 2. 18
    3.3.9. Bể khử trùng. 18
    3.3.10. Máy ép bùn. 19
    PHẦN 4 TÍNH TOÁN HỆ THỐNG XỬ LÝ 21
    4.1. Xác định lưu lượng nước thải 21
    4.2. Tính toán các công trình đơn vị 22
    4.2.1. Song chắn rác. 22
    4.2.2. Bể tập trung:. 24
    4.2.3. Bể lắng cát 25
    4.2.4. Bể điều hòa. 27
    4.2.5. Bể phản ứng kị khí UASB 28
    4.2.6. Bể lắng ly tâm đợt 1. 33
    4.2.7. Bể Aeroten. 36
    4.2.8. Bể lắng ly tâm đợt 2. 41
    4.2.9. Bể tiếp xúc clo. 43
    4.2.10. Máy nén bùn. 44
    4.2.11. Sân phơi bùn. 45
    4.3. Tính chọn thiết bị phụ trợ. 46
    4.3.1. Tính chọn bơm 46
    4.3.2.Tính chọn máy thổi khí 48
    4.4. Tính tiêu hao hoá chất (clo). 48
    4.5. Tính chọn xetec:. 49
    PHẦN 5 TÍNH XÂY DỰNG 50
    5.1. Bố trí mặt bằng trạm xử lý nước thải 50
    5.1.1. Chọn vị trí xây dựng trạm xử lý. 50
    5.1.2. Mặt bằng tổng thể và công trình của trạm xử lý. 50
    5.2. Các công trình xây dựng của trạm . 50
    5.3. Diện tích khu đất xây dựng. 54
    KẾT LUẬN 55
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...