Đồ Án Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu




    1.Đặt vấn đề

    Môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường là đề tài được bàn luận một cách sâu sắc trong kế hoạch phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta- đang bị đe dọa bởi sự suy thoái và cạn kiệt dần nguồn tài nguyên. Nguồn gốc của mọi sự biến đổi về môi trường trên thế giới ngày nay là do các hoạt động kinh tế – xã hội. Các hoạt động này, một mặt đã cải thiện chất lượng cuộc sống con người và môi trường, mặt khác lại mang lại hàng loạt các vấn đề như: khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và suy thái chất lượng môi trường khắp nơi trên thế giới.

    Ngành công nghiệp chế biến mủ cao su là một trong những ngành công nghiệp hàng đầu của nước ta và tiềm năng phát triển của ngành này vô cùng to lớn. Theo xu hướng phát triển chung của thế giới thì nhu cầu tiêu thụ cao su ngày càng tăng. Cao su được sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực từ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày đến nhu cầu nhiên liệu công nghiệp và xuất khẩu. Ngoài tiềm năng công nghiệp, cây cao su còn có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ tài nguyên đất tránh rửa trôi, xói mòn, tạo môi trường không khí trong lành. Tính đến năm 1997 diện tích cây cao su ở nước ta đạt gần 300.000 ha, sản lượng 185.000 tấn. Theo quy hoạch tổng thể với nguồn vốn vay ngân hàng thế giới đến năm 2010 diện tích cây cao su sẽ đạt tới 700.000 ha, sản lượng khoảng 300.000 tấn. Hiện nay để chế biến hết lượng cao su thu hoạch từ vườn cây thì đã có hơn 24 nhà máy với công suất từ 500 – 12.000 tấn/năm đã được nâng cấp và xây dựng mới tại nhiều tỉnh phía nam, nhưng được tập trung nhiều ở các tỉnh miền đông như: Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương. Hiện nay nước ta là nước xuất khuẩu cao su đứng thứ 6 trên thế giới và cao su trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược mang lại hàng triệu USD cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn công nhân làm việc cho nhà máy và hàng ngàn công nhân làm việc trong các nông trường cao su. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần và sẽ không bền vững nếu không kết hợp yếu tố môi trường – xã hội. Ở nước ta, ước tính hàng năm ngành chế biến mủ cao su thải ra khoảng 5 triệu m3 nước thải. Lượng nước thải này có nồng độ các chất hữu cơ dễ bị phân hủy rất cao như acid acetic, đường, protein, chất béo Hàm lượng COD đạt đến 2.500 – 35.000 mg/L, BOD từ 1.500 – 12.000 mg/L được xả ra nguồn tiếp nhận mà chưa được xử lý hoàn toàn ảnh hưởng trầm trọng đến thủy sinh vật trong nước. Ngoài ra vấn đề mùi hôi phát sinh do các chất hữu cơ bị phân hủy kỵ khí tạo thành mercaptan và H2S ảnh hưởng môi trường không khí khu vực xung quanh. Do đó vấn đề đánh giá và đưa ra phương án khả thi cho việc xử lý lượng nước thải chế biến mủ cao su được nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm một cách đầy đủ.

    Trong phạm vi hẹp về thời gian và kiến thức về luận văn em chọn đề tài ” Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ cao su Thuận Phú- Công ty cao su Đồng Phú, tỉnh Bình Phước”.

    2.Mục tiêu của luận văn.

    Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy chế biến mủ cao su Thuận Phú với yêu cầu đặt ra nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải (TCVN 5945-1995) cho nước thải loại B và TCVN 6584 -2001

    3.Nội dung của luận văn.

    ã Thu thập số liệu, tài liệu, đánh giá tổng quan về công nghệ sản xuất, khả năng gây ô nhiễm môi trường và phương pháp xử lý nước thải trong ngành chế biến mủ cao su.

    ã Khảo sát, phân tích, thu thập số liệu về nhà máy chế biến mủ cao su Thuận

    Phú.

    ã Lựa chọn công nghệ, tính toán chi tiết chi phí nhằm tiết kiệm kinh phí phù hợp với điều kiện của nhà máy.

    ã Lập kế hoạch thi công.

    ã Xây dựng kế hoạch quản lý và vận hành công ty xử lý nước thải.



    4.Phương pháp thực hiện

    + Điều tra khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu liên quan, quan sát trực tiếp, phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước.

    + Phương pháp lựa chọn:

    ã Dựa trên cơ sở động học của các quá trình xử lý cơ bản.

    ã Tổng hợp số liệu.

    ã Phân tích khả thi.

    ã Tính toán kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...