Luận Văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 15m3/ngày ứng dụng công nghệ construction wetl

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
    1.1. Tình hình xử lý nước thải tại tp Hồ Chí Minh . 2
    1.2. Tình hình thu gom, xử lý nước thải tại các bệnh viện cấp huyện . 2
    1.3. Nguồn gốc phát sinh nước thải tại bệnh viện . 3
    1.4. Thành phần, tính chất nước thải bệnh viện . 4
    1.5. Giới thiệu tổng quan về bệnh viện huyện Lê Thủy, tỉnh Quảng Bình . 6
    1.6. Đánh giá mức độ ô nhiễm tại bệnh viện huyện Lê Thủy, Quảng Bình 6
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SINH HỌC
    2.1. Các phương pháp xử lý sinh học . 8
    2.2. Bể phản ứng sinh học hiếu khí( aerotank) . 9
    2.3. Bể lọc sinh học 9
    2.4. Đất ngập nước kiến tạo (construction wetland) 10
    CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN VÀ THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
    3.1. Yêu cầu thiết kế . 13
    3.2. Một số công nghệ xử lý . 15
    3.3. Lựa chọn công nghệ xử lý . 18
    CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
    4.1. Giá trị lưu lượng dùng để thiết kế . 19
    4.2. Bể tự hoại 20
    4.3. Đất ngập nước kiến tạo( construction wetland) 21
    4.4. Bể chưa nước sau xử lý 25
    CHƯƠNG 5: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
    PHỤ LỤC 26


    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
    1.1 Tình hình xử lý nước thải bệnh viện tại tp Hồ Chí Minh
    Mặc dù tập trung khá nhiều bệnh viện trên địa bàn nhưng đến nay nhiều bệnh viện, trung tâm y tế tại TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế hoặc có thì lạc hậu và xuống cấp. Tình trạng nước thải y tế được thải trực tiếp ra môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng vẫn đang là thực tế báo động .
    Hiện TP. Hồ Chí Minh có 107 bệnh viện đang đóng trên địa bàn. Trong đó có 21 bệnh viện trực thuộc Trung ương, 29 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế TP, 34 bệnh viện ngoài công lập và 23 bệnh viện thuộc tuyến quận, huyện. Thế nhưng theo số liệu của Sở Y tế thành phố, vẫn còn hơn 40% các trung tâm y tế vẫn chưa đạt chuẩn về xử lý nước thải. Đặc biệt, trong tổng số 21 bệnh viện trực thuộc Trung ương vẫn còn có các cơ sở lớn như Bệnh viện Chợ Rẫy, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh y tế công cộng . hệ thống xử lý nước thải vẫn chưa đạt chuẩn khi thải ra môi trường.
    Không chỉ những trung tâm y tế lớn chưa đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải mà những tuyến dưới, hệ thống xử lý nước thải bệnh viện vẫn bị bỏ ngỏ, như bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng Bưu Điện II, bệnh viện Bưu Điện II, Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc Bộ LĐTB&XH và bệnh viện Giao thông vận tải 8. Ở tuyến phường, xã vẫn còn có 322 trạm y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn môi trường. Riêng các cơ sở y tế tư nhân, ngoài một số bệnh viện có đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế theo tiêu chuẩn, hầu hết 7.200 phòng khám chỉ xử lý nước thải đơn giản qua bể tự hoại, khử trùng và thải ra cống rãnh.
    1.2 Tình hình thu gom, xử lý nước thải ở các bệnh viện cấp huyện:
    Quy chế quản lý chất thải y tế quy định bệnh viện phải có hệ thống thu gom riêng nước bề mặt và nước thải từ các khoa, phòng, hệ thống cống thu gom nước thải phải là hệ thống ngầm hoặc có nắp đậy. Tuy nhiên phần lớn các bệnh viện tuyến huyện chưa có hệ thống thu gom xử lý nuớc thải hoàn chỉnh. Nước mưa và nuớc thải thuờng đuợc thoát chung trong các rãnh hở và xả trực tiếp ra ngoài nguồn nuớc. Nhiều bệnh viện chưa có các công trình xử lý nuớc thải và khử trùng.
    Theo báo cáo về quản lý và xử lý chất thải y tế nằm trong khuôn khổ dự án Chăm sóc sức khoẻ cho khu vực nghèo 7 tỉnh miền núi phía Bắc do Bộ Y tế chủ trì, phần lớn các bệnh viện cấp huyện không quan tâm và cũng không đủ ngân sách để đầu tư xử lý chất thải lỏng lây nhiễm và nuớc thải y tế có chứa máu, dịch sinh học. Những chất thải này không đuợc xử lý truớc khi thải vào hệ thống cống. Các phòng phẫu thuật và khoa sản thuờng thải nuớc chứa máu trực tiếp ra môi truờng do hệ thống ống cống bị vỡ và hư hại. Đa số các bệnh viện tuyến huyện có các nhà vệ sinh riêng biệt dành cho các bệnh nhân, tuy nhiên các bể xử lý tự hoại tại những nhà vệ sinh này không đạt tiêu chuẩn, chất thải không đuợc xử lý gây ô nhiễm vệ sinh môi trường cho khu vực bệnh viện và cộng đồng dân cư. Cả 28 bệnh viện đã khảo sát đều không có hệ thống xử lý nuớc thải.
    Thông qua việc thống kê kết quả điều tra chất thải y tế trong các cơ sở y tế, phân tích thực trạng về chất thải bệnh viện tại các tỉnh miền Trung Việt Nam cho thấy ở các bệnh viện tuyến quận huyện, 25/116 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải (chiếm 22%) và chỉ có 6 bệnh viện xử lý đạt yêu cầu thải ra môi trường; lượng nước thảihàng ngày rất cao.
    Như vậy, có thể thấy công tác thu gom, xử lý nuớc thải tại các bệnh viện còn nhiều yếu kém mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu kinh phí đầu tư để xây dựng và vận hành. Điều này không những gây ra các tác động xấu đến môi truờng xung quanh mà còn ảnh huởng đến sức khoẻ bệnh nhân, cán bộ công nhân viên bệnh viên và cộng đồng dân cư.
    1.3 Nguồn gốc phát sinh nước thải tại bệnh viện
    Nước thải bệnh viện thường phát sinh từ 2 mục đích chính: từ sử dụng cho mục đích sinh hoạt của các bộ, y tá,bác sĩ và bệnh nhân trong bệnh viện, từ sử dụng cho các mục đích khám chữa bệnh.
    Nước thải từ các phòng điều trị, phòng phẫu thật, phòng truyền máu, lau rửa phòng mổ, vệ sinh phòng bênh đậy là nguồn tạo ra các chất thải nguy hại, phát sinh lượng lớn vi trùng, chủ yếu là cá virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại ký sinh trùng, các loại nấm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...