Thạc Sĩ Thiết kế hệ thống tự động hoá quá trình kiểm tra tham số động cơ chính al-31f của máy bay su27

Thảo luận trong 'Khoa Học Công Nghệ' bắt đầu bởi Lan Chip, 26/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Lan Chip, 26/9/11
    Last edited by a moderator: 14/8/14
    MỞ ĐẦU


    Cùng với sự phát triển của Khoa học - Kỹ thuật ngày nay kỹ thuật điện tử và kỹ thuật chế tạo vi điện tử cũng đã liên tục có những tiến bộ vượt bậc. Đây là những bước tiến tiền đề cho sự phát triển của kỹ thuật vi xử lý là bước

    ngoặt quan trọng trong sự phát triển của khoa học máy tính và xử lý thông tin và là công cụ để thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành khoa học khác.

    Kỹ thuật điện tử và kỹ thuật vi xử lý từ lâu đã được ứng dụng phổ biến trong các trang thiết bị kỹ thuật của ngành hàng không. Việc trang bị các máy tính số và hệ vi xử lý cho các hệ thống trên máy bay đã giúp giải quyết dễ dàng và tối ưu hơn các bài toán do yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra, nâng cao hiệu suất sử dụng và giảm nhỏ các thiệt hại về kinh tế trong quá trình làm việc và chiến đấu đối với máy bay dân sự và máy bay quân sự.

    Trong hầu hết các loại máy bay thế hệ mới đang sử dụng trong Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam SU-27 được sử dụng như một máy bay chiến đấu và đánh chặn tầm xa. Nó thường xuyên thực hiện các chuyến bay trong các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và có thể thực hiện gần như mọi nhiệm vụ chiến đấu. Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ trước khi cất cánh SU-27 cần phải được kiểm tra tham số làm việc của các hệ thống truyền động và động cơ, cũng như đánh giá tình trạng chất lượng của các thiết bị. Theo phương pháp kiểm tra truyền thống thì các thiết bị đo được sử dụng chủ yếu là các dụng cụ hiển thị kiểu kim và tổ hợp báo đèn tín hiệu vì vậy các thông tin đặc trưng cho các tham số chưa được xử lý nên tính tổng hợp và đánh giá hỏng hóc có độ tập trung không cao. Công việc kiểm tra vẫn mang tính chất thủ công chưa tự động hoá nên hiệu qủa các tiến trình kiểm tra còn thấp.

    Việc áp dụng kỹ thuật mới tự động hoá hoàn toàn quá trình kiểm tra các tham số làm việc của máy bay bằng máy tính sẽ rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng của quá trình kiểm tra đồng thời giúp cho việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị trên máy bay. Với tính cấp thiết như đã trình bày ở trên tôi chọn đề tài " Thiết kế hệ thống tự động hoá quá trình kiểm tra tham số động cơ chính al-31f của máy bay SU27 " với mục tiêu của luận văn là:

    - Nghiên cứu hoạt động của hệ thống kiểm tra tham số động cơ chính al-31f của máy bay SU-27 từ đó tìm hiểu phương pháp tổ chức thu thập và xử lý số liệu cũng như đặc điểm của các tham số cần kiểm tra và rút ra kết luận về ưu điểm, nhược điểm của hệ thống kiểm tra đang sử dụng.

    - Dựa trên cơ sở những nhược điểm của hệ thống kiểm tra cũ, áp dụng những tiến bộ của tin học, khoa học máy tính và vi xử lý trong đo lường giám sát, thiết kế hệ thống kiểm tra mới cho phép tự động hoá hoàn toàn quá trình kiểm tra, rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng của quá trình kiểm tra.

    Bố cục của luận văn bao gồm ba chương

    Chương 1. Kiểm tra tham số làm việc của động cơ al-31f khi mở máy động cơ ở mặt đất.

    Chương 2. Xây dựng mô hình ghép nối máy tính với đầu cắm luq-cpa trên máy bay

    Chương 3. Khối ghép nối, xây dựng chương trình kiểm tra tham số động cơ al-31f bằng máy vi tính.
    Chương I. Kiểm tra tham số làm việc của động cơ al-31f khi mở máy
    động cơ ở mặt đất

    I.1. Giới thiệu chung về động cơ al-31f 1
    I.2. Các Tham số cần kiểm tra, phương pháp lấy các tham số cần kiểm tra
    khi động cơ al-31f làm việc ở mặt đất. .3
    I.2.1. Các tham số cần kiểm tra. 3
    I.2.2. Phương pháp lấy các tham số cần kiểm tra. 4
    Chương II. Xây dựng mô hình ghép nối máy tính với đầu cắm luq-cpa
    trên máy bay

    II.1. Đại cương về kỹ thuật ghép nối máy tính 17
    II.1.1. Yêu cầu trao đổi thông tin của máy tính với môi trường bên
    ngoài 18
    II.1.2. Các dạng thông tin và loại thông tin trao đổi giữa máy tính và
    thiết bị ngoại vi. .
    II.1.3. Vai trò, nhiệm vụ và chức năng của khối ghép nối . 22
    II.1.4. Đặc trưng chung của khối ghép nối. . 26
    II.1.5. Cấu trúc chung của một khối ghép nối. . 32
    II.1.6. Chương trình phục vụ trao đổi tin cho khối ghép nối 34
    II.1.7. Giao diện của máy tính trong đo lường và điều khiển 36
    II.2. Mô hình ghép nối máy tính với đầu cắm kiểm tra luq-cpa trên máy bay 40
    II.2.1. Khái quát. 40
    II.2.2. Sơ đồ ghép nối máy tính với đầu cắm kiểm tra luq-cpa trên máy
    bay Su-27. .41
    Chương III. khối ghép nối, chương trình kiểm tra tham số động cơ al-
    31f trên máy vi tính

    III.1. Thiết kế khối ghép nối. 43
    III.1.1. Đặt vấn đề. . 43
    III.1.2. Tổ chức phần cứng cho khối ghép nối. . 43
    III.1.3. Xây dựng phần mềm của khối ghép nối. 62
    III.2. Xây dựng chương trình kiểm tra tham số động cơ al-31f trên máy vi
    tính 67
    III.2.1. Phần nhập dữ liệu vào RAM. 70
    III.2.2. Phần xử lý dữ liệu. . 70
    III.2.3. Phần xử lý đồng hồ. . 71
    III.2.4. Phần xử lý đồ thị. . 73
    III.2.5. Phần xử lý dữ liệu. . 73
    III.2.6. Phần xử lý đưa ra bảng thông báo về tình trạng sự cố của động
    cơ khi kiểm tra. .74 .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...