Đồ Án Thiết kế hệ thống Rơ le bảo vệ cho máy biến áp 110kV

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trạm biến áp là một mắt xích quan trọng trong hệ thống điện, là đầu mối liên kết các hệ thống điện với nhau, liên kết các đường dây truyền tải và đường dây phân phối điện năng đến các phụ tải.
    Các thiết bị lắp đặt trong trạm biến áp đắt tiền, so với đường dây tải điện thì xác suất sảy ra sự cố ở trạm biến áp thấp hơn, tuy nhiên sự cố ở tram sẽ gây lên những hậu quả nghiêm trọng nếu không được loại trừ một cách nhanh chóng và chính xác.
    Ngoài những dạng sự cố thường xảy ra trong hệ thống như: Ngắn mạch, quá tải, trạm biến áp còn có các dạng sự cố khác xảy ra đối với MBA như: Rò dầu, quá bão hoà mạch từ v.v
    Nguyên nhân gây ra hư hỏng, sự cố đối với các phần tử trong trạm biến áp cũng như trong hệ thống điện rất đa dạng. Do thiên tai lũ lụt, do hao mòn cách điện, do tai nạn ngẫu nhiên, do thao tác nhầm v.v
    Sự cố xảy ra bất ngờ và bất kỳ lúc nào do đó yêu cầu hệ thống bảo vệ phải làm việc chính xác, loại trừ đúng phần tử hệ sự cố càng nhanh càng tốt.
    Để nghiên cứu, thiết kế bảo vệ Rơ le cho các phần tử trong hệ thống điện, cần phải có những hiểu biết về những hư hỏng, hiện tượng không bình thường xảy ra trong hệ thống điện, cũng như các phương pháp và thiết bị bảo vệ.
    Nội dung cuốn đồ án tốt nghiệp này là: Thiết kế hệ thống Rơ le bảo vệ cho máy biến áp 110kV, gồm 5 chương.
    Chương 1: Mô tả đối tượng được bảo vệ và thông số chính.
    Chương 2: Tính toán ngắn mạch phục vụ bảo vệ Rơle
    Chương 3: Lựa chọn phương thức bảo vệ.
    Chương 4: Giới thiệu tính năng và thông số các loại Rơle định sử dụng.
    Chương 5: Tính toán các thông số của bảo vệ, kiểm tra sự làm việc của bảo vệ.
    Do lần đầu tiên làm nhiệm vụ thiết kế và sự hạn chế của bản thân cũng như thời gian, cuốn đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo.
    Em xin chân thành cảm ơn thầy VS.GS. Trần Đình Long cùng các thầy cô giáo trong bộ môn Hệ thống Điện trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian vừa qua để em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.



    LỜI NÓI ĐẦU
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TRẠM BIẾN ÁP
    CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH PHỤC VỤ CHO BẢO VỆ RƠLE
    Đ2.1. Vị trí đặt bảo vệ và các điểm ngắn mạch
    Đ2.2. Các đại lượng cơ bản
    Đ2.3. Điện kháng các phân tử
    Đ2.4. Tính dòng ngắn mạch lớn nhất qua bảo vệ
    Đ2.5. Tính dòng ngắn mạch nhỏ nhất qua bảo vệ
    Đ2.6. Chọn máy biến dòng điện
    CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ
    3.1. Các dạng hư hỏng thường xảy ra đối với máy biến áp
    3.2. Các tình trạng làm việc không bình thường của máy biến áp
    3.3. Yêu cầu đối với hệ thống bảo vệ
    3.4. Các bảo vệ đặt cho máy biến áp
    CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU TÍNH NĂNG VÀ THÔNG SỐ CÁC RƠLE ĐƯỢC SỬ DỤNG
    Đ1. Bảo vệ máy biến áp
    1. Bảo vệ so lệch máy biến áp rơle 7UT513
    Đ2. Bảo vệ quá dòng có thời gian rơle SIPROTEC 7SJ600
    CHƯƠNG 5: CHỈNH ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CỦA BẢO VỆ VÀ KIỂM TRA SỰ LÀM VIỆC CỦA BẢO VỆ
    5.1. Các thông số cần thiết cho việc tính toán bảo vệ
    5.2. Chỉnh định bảo vệ so lệch dùng rơle 7UT513
    5.3. Kiểm tra độ nhạy và độ an toàn hãm của rơle so lệch
    5.4. Chỉnh định bảo vệ quá dòng điện dùng rơle SIPROTEC 7SJ600
    5.5. Chỉnh định bảo vệ quá tải nhiệt dùng rơle SIPROTEC 7SJ600
    5.6. Bảo vệ quá dòng thứ tự không đặt ở dây nối trung tính của máy
    biến áp với đất dùng rơle SIPROTEC 7SJ600
    5.7. Bảo vệ quá áp thứ tự không chống chạm đất phía 35kV và 10kV
    (59N/U0
     
Đang tải...