Đồ Án Thiết kế hệ thống phanh xe du lịch TOYOTA HIACE RZH 115 (đảo cơ cấu phanh trước sau) (1 thuyết minh

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I:TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH


    I. Công dụng, phân loại, yêu cầu.
    I.1 Công dụng: - Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ôtô đến một giá trị cần thiết nào đấy hoặc dừng hẳn ôtô.
    - Giữ cho ôtô dừng hoặc đỗ trên đường dốc.
    I.2 Phân loại.
    I.2.1 Theo công dụng.
    Theo chức năng hệ thống phanh được chia thành các loại sau:
    - Hệ thống phanh chính (phanh chân).
    - Hệ thống phanh phụ.
    - Hệ thống phanh dừng (phanh tay).
    - Hệ thống chậm dần (phanh bằng động cơ, thuỷ lực hoặc điện từ).
    I.2.2 Theo kết cấu cơ cấu phanh.
    Theo kết cấu của cơ cấu phanh hệ thống phanh được chia thành hai loại sau:
    - Hệ thống phanh với cơ cấu phanh guốc.
    - Hệ thống phanh với cơ cấu phanh đĩa.
    I.2.3 Theo dẫn động phanh.
    Theo dẫn động phanh thì hệ thống phanh được chia thành:
    - Hệ thống phanh dẫn động cơ khí;
    - Hệ thống phanh dẫn động thủy lực;
    - Hệ thống phanh dẫn động khí nén;
    - Hệ thống phanh dẫn động kết hợp khí nén-thủy lực;
    - Hệ thống phanh dẫn động có cường hóa.
    I.2.4 Theo khả năng điều chỉnh mômen phanh ở cơ cấu phanh.
    Theo khả năng điều chỉnh mômen phanh ở cơ cấu phanh chúng ta có hệ thống phanh với bộ điều hoà lực phanh
    I.2.5 Theo khả năng chống bó cứng bánh xe khi phanh.
    Theo khả năng chống bó cứng bánh xe khi phanh chúng ta có hệ thống phanh với bộ chống hãm cứng bánh xe (hệ thống phanh ABS).
    II. Cấu tạo chung của hệ thống phanh.
    Cấu tạo chung của hệ thống phanh trên ôtô được mô tả trên hình sau:























    Hình I.1. Hệ thống phanh trên Ô tô.
    Nhìn vào sơ đồ cấu tạo, chúng ta thấy hệ thống phanh gồm hai phần chính:
    - Cơ cấu phanh: Cơ cấu phanh được bố trí ở các bánh xe nhằm tạo ra mômen hãm trên bánh xe khi phanh trên ôtô.
    - Dẫn động phanh: Dẫn động phanh dùng để truyền và khuyếch đại lực điều khiển từ bàn đạp phanh đến cơ cấu phanh. Tuỳ theo dạng dẫn động: cơ khí, thuỷ lực, khí nén hay kết hợp mà trong dẫn động phanh có thể bao gồm các phần tử khác nhau. Ví dụ nếu là dẫn động cơ khí thì dẫn động phanh bao gồm bàn đạp và các thanh, đòn cơ khí. Nếu là dẫn động thuỷ lực thì dẫn động phanh bao gồm: bàn đạp, xi lanh chính (tổng phanh), xi lanh công tác (xi lanh bánh xe) và các ống dẫn.
    III. Cơ cấu phanh đĩa.
    Phanh đĩa có hai loại: loại vỏ quay và loại đĩa quay.


















    III.1 Phanh đĩa loại có giá đỡ xy lanh đi động (đĩa quay): Hình I.4 .b Đĩa phanh được bắt chặt với moayơ bánh xe nhờ các bu lông. Có hai tấm ma sát (guốc phanh )được lắp vào càng phanh, càng phanh đồng thời là xi lanh phanh. Khi người lái tác dụng lực vào bàn đạp phanh thì dầu phanh từ xi lanh chính với áp suất cao được đưa vào xi lanh chính làm pittông đẩy má phanh ép vào đĩa phanh, đồng thời với áp suất dầu cao làm cho càng phanh được đẩy với chiều lực đẩy ngược lại, làm càng phanh trượt trên chốt trượt ép má phanh còn lại vào tấm ma sát và thực hiện quá trình phanh. Khi người lái nhả phanh làm áp suất dầu trong xi lanh chính giảm dầu phanh từ xi lanh bánh xe hồi về xi lanh chính.Pittông và càng phanh được hồi về vị trí ban đầu dưới tác dụng của phớt pttông (cao su). Do khe hở phanh được điều chỉnh tự động bởi phớt pittông nên khe hở phanh không cần phải điều chỉnh bằng tay.
    III.2 Phanh đĩa loại có giá đỡ xy lanh cố định (vỏ quay): Hình I.4a
    Loại này, giá đỡ được bắt cố định trên dầm cầu. Trên giá đỡ bố trí hai xi lanh bánh xe ở hai đĩa của đĩa phanh. Trong các xi lanh có pittông, mà một đầu của nó luôn tì vào các má phanh. Một đường dầu từ xi lanh chính được dẫn đến cả hai xi lanh bánh xe.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...