Đồ Án Thiết kế hệ thống phanh trên cơ sở xe Toyota Zace GL 1.8 (phần dẫn động phanh)

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU 3
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH . 4
    I. Công dụng, phân loại, yêu cầu 4
    1. Công dụng: . 4
    2 Yêu Cầu: 4
    3. Phân loại: 5
    3.1. Phân loại theo mục đích sử dụng của hệ thống phanh trên ô tô 5
    3.2. Phân loại theo các bộ phận cơ bản của hệ thống phanh 5
    a. Theo cơ cấu phanh . 5
    b. Theo dẫn động phanh 9
    c. Trợ lực phanh 11
    d. Bộ điều hòa lực phanh . 13
    II. Giới thiệu về xe Toyota Zace GL 1.8 15
    III. Thông số kỹ thuật của xe Toyota Zace 16
    CHƯƠNG II: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 17
    I. Lựa chọn phương án thiết kế 17
    1. Lựa chọn cơ cấu phanh . 17
    2. Lựa chọn dẫn động phanh 17
    II. Kết cấu, nguyên lý làm việc của hệ thống phanh trên xe Toyota Zace GL .17
    1. Cơ cấu phanh 19
    2. Dẫn động phanh .22
    3. Bộ trợ lực chân không 24
    4. Bộ điều hòa lực phanh. 26
    Chương III TÍNH TOÁN THIẾT KẾ . 28
    3.1 Tính toán kiểm tra bền xi lanh phanh chính 28
    3.1.1 Xác định đường kính xi lanh công tác . 28
    3.1.2 Xác định đường kính xi lanh phanh chính D. 29
    3.1.3 Tính hành trình làm việc của bàn đạp 30
    3.1.4 tính bền đường ống dẫn động phanh 32
    3.2 Tính toán thiết kế bộ trợ lực chân không 33
    3.2.1 Hệ cường hóa . 33
    3.2.2 Xác định kích thước màng trợ lực 35
    3.2.3 Tính lò xo bộ trợ lực (lò xo hồi vị màng cao xu) 36
    3.3 Tính toán bộ điều hòa lực phanh: 38
    3.3.1 Xác định các giá trị . 38
    3.3.2 Bảng trị số áp suất khi hệ số bám thay đổi 41
    3.3.3 Chọn đường đặc tính điều chỉnh . 42
    3.3.4 Xác định điểm mà bộ điều hòa bắt đầu làm việc . 42
    3.3.5 Xác định hệ số K[SUB]đ[/SUB] . 43
    3.3.6 Phương trình quan hệ áp suất p[SUB]1[/SUB]- p[SUB]2[/SUB] của đường đặc tính điều chỉnh. 44
    3.3.7 Xác định các thông số kết cấu của bộ điều hòa . 45
    KẾT LUẬN . 46
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 47



    LỜI NÓI ĐẦU

    Ngành giao thông vận tải là một trong số những ngành rất quan trọng của đất nước. Trong thời chiến cũng như trong thời bình, giao thông vận tải luôn gắn với sự phát triển của đất nước. Và đặc biệt trong vài năm gần đây khi chúng ta đã gia nhập WTO thì ngành giao thông vận tải càng đóng vai trò quan trọng hơn.
    Ở nước ta giao thông đường bộ đóng vai trò chủ đạo và phần lớn lượng hàng và người được vận chuyển trong nội địa bằng ô tô. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành công nghiệp ô tô đã có sự phát triển vượt bậc nhằm đáp ứng những yêu cầu của con người. Những chiếc ô tô ngày càng đẹp hơn, nhanh hơn, an toàn hơn, tiện nghi hơn, tiết kiệm hơn để theo kịp xu thế của thời đại.
    Với đề tài đồ án “ Thiết kế hệ thống phanh trên cơ sở xe Toyota Zace GL 1.8”, em được giao nhiệm vụ thiết kế phần dẫn động phanh. Em đã tập trung nghiên cứu, tính toán để đảm bảo khi phanh sao cho hiệu quả nhất, khi phanh phải êm dịu an toàn cho người ngồi trên xe.
    Mặc dù đồ án của em đã hoàn thành nhưng em rất mong nhận được những góp ý của các Thầy, các bạn sinh viên để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
    Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo Ths. NGUYỄN ĐỨC TRUNG đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm đồ án, cùng các Thầy, các bạn sinh viên trong Bộ môn cơ khí ô tô, khoa cơ khí của trường ĐH Giao Thông Vận Tải đã góp ý để em hoàn thành đồ án này.
    Hà nội 11/2013
    Sinh viên thực hiện:

    Trần Sơn Hải


    CHƯƠNG I
    TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH



    I. Công dụng, phân loại, yêu cầu.
    1. Công dụng.
    - Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ô tô cho đến khi ngừng hẳn hoặc đến một tốc độ cần thiết nào đó.
    - Hệ thống phanh dùng để giữ ô tô đứng yên trên một độ dốc nhất định.
    2. Yêu cầu.
    - Có hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe . Tức là đảm bảo quãng đường phanh là ngắn nhất khi phanh đột ngột trong trường hợp nguy hiểm . Muốn có quãng đường phanh ngắn nhất thì phải đảm bảo gia tốc chậm dần cực đại.
    - Phanh êm dịu trong bất kỳ mọi trường hợp để đảm bảo sự ổn định của ô tô khi phanh .
    - Điều khiển nhẹ nhàng , nghĩa là lực tác dụng lên bàn đạp hay đòn điều khiển là không lớn.
    - Phân bố mômen trên các bánh xe phải theo quan hệ sử dụng hoàn toàn trọng lượng bám khi phanh với bất kỳ cường độ nào.
    - Không có hiện tượng tự xiết phanh ( bó cứng bánh xe ) khi ô tô chuyển động tịnh tiến hay quay vòng.
    - Cơ cấu thoát nhiệt tốt.
    - Giữ được tỷ lệ thuận giữa lực trên bàn đạp hoặc đòn điều khiển với lực phanh trên bánh xe.
    - Có khả năng phanh khi đứng trong thời gian dài.
    3. Phân loại.
    3.1. Phân loại theo mục đích sử dụng của hệ thống phanh trên ô tô.
    - Phanh chính ( phanh chân ) cơ cấu phanh được đặt ở bánh xe.
    - Phanh dừng ( phanh tay ) cơ cấu phanh được đặt ở trục thứ cấp hộp số hoặc hộp phân phối ( ô tô hai cầu chủ động ) hoặc đặt ở bánh sau.
    - Phanh dự phòng.
    3.2. Phân loại theo các bộ phận cơ bản của hệ thống phanh.
    a. Theo cơ cấu phanh.
    a.1. Cơ cấu phanh guốc (phanh trống).
    - Cơ cấu phanh guốc đối xứng qua trục:
    Cơ cấu phanh đối xứng qua trục là cơ cấu phanh có hai guốc đối xứng qua trục thẳng đứng.
    * Cơ cấu phanh tang trống có điểm đặt riêng rẽ về một phía lực dẫn động bằng nhau.
     
Đang tải...