Luận Văn Thiết kế hệ thống nước cấp với công suất 1000m3/ngày.đêm tới thị trấn Khánh Yên, Văn bàn, Lào Cai

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    PHẦN 1: TỔNG QUAN 2

    1.2. Các thông số đánh giá chất lượng nước 3
    1.2.1. Chỉ tiêu vật lý 3
    1.2.2. Các chỉ tiêu hóa học 4
    1.2.3. Các chỉ tiêu vi sinh 5
    1.3. Tiêu chuẩn về chất lượng nước cấp. 6
    1.4. Các công nghệ xử lý nước cấp 9
    1.4.1. Nguyên tắc chọn công nghệ xử lý nước cấp 9
    1.4.2. Các quá trình xử lý sơ bộ, xử lý nước ngầm, nước mặt. 10
    1.4.2.1. Các quá trình xử lý sơ bộ 10
    1.4.2.2. Xử lý nước ngầm. 11
    1.4.2.3. Xử lý nước bề mặt. 12
    1.4.3. Một số phương pháp chủ yếu xử lý nước cấp cho sinh hoạt. 15
    1.4.3.1. Phương pháp lắng. 15
    1.4.3.2. Phương pháp lọc 18
    1.4.3.3. Phương pháp khử sắt 19
    1.4.3.4. Phương pháp keo tụ. 20
    1.4.3.5. Các phương pháp làm mềm nước 20
    1.4.3.6. Phương pháp khử khuẩn. 22
    PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG CẤP NƯỚC VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ. 24
    2.1. Đối tượng cấp nước. 24
    2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và hiện trạng. 24
    2.1.2. Thực trạng hiện nay về sử dụng nước sinh hoạt tại thị trấn Khánh Yên-Văn Bàn. 25
    2.1.3. Nguồn cung cấp nước. 26
    2.2. Lựa chọn công nghệ và quy mô xử lý. 28
    2.2.1.Các công nghệ nghiên cứu trong nước. 28
    2.2.2. Lựa chọn công nghệ xử lý 30
    PHẦN 3: TÍNH TOÁN CÁC THIẾT BỊ CHÍNH 31
    3.1.Tính cân bằng vật chất 31
    3.1.1. Nhu cầu về xử dụng nước tại thị trấn Khánh Yên 31
    3.1.2. Tiền hao hoá chất 31
    3.2. Tính toán các thiết bị chính 31
    3.2.1. Công trình thu nước 31
    3.2.2 Thiết bị trộn 33
    3.2.3. Bể lắng ngang 33
    3.2.4. Bể lọc 38
    3.4. Bể chứa nước sạch 45
    3.5. Các thiết bị phụ trợ. 46
    3.6. Mạng lưới ống truyền dẫn và phân phối nước 48
    PHẦN 4: TÍNH KINH TẾ. 49
    4.1: Nhân lực nhà máy 49
    4.2: Tính giá thành xử lý 1m3 nước 49
    KẾT LUẬN 54
    KIẾN NGHỊ 55
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 56



    LỜI MỞ ĐẦU
    Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá và là yếu tố không thể thiếu được cho mọi cuộc sống trên trái đất. Hằng ngày cơ thể con người cần từ 7 đến 10lít nước cho các hoạt động bình thường. Nhưng nước không phải là nguồn tài nguyên vô hạn, nếu như chúng ta không biết khai thác và sử dụng tài nguyên này một cách hợp lý thì dần dần sẽ bị cạn kiệt. Không có nước cuộc sống trên trái đất sẽ không thể tồn tại được. Ngày nay nước được thừa nhận như một nguồn tài nguyên chiến lược của mỗi quốc gia và đó là một trong những nguồn tài nguyên chủ chốt nhất của trái đất, đảm bảo sự an toàn thực phẩm, duy trì sự công bằng của các hệ sinh thái và đảm bảo sự hoạt động của con người trong một thế giới đầy những biến động nhanh chóng về địa lý, xã hội và môi trường. Hội nghị môi trường và phát triển của liên hợp quốc năm 1992 tại Rio de Janeiro khẳng định “Tiền đề cho sự phồn vinh của dân tộc là nước sạch.
    Thị trấn Khánh Yên thuộc huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai. Thị trấn đó được quy hoạch và đang từng bước đô thị hóa nhưng chưa có hệ thống cấp nước sạch hoàn chỉnh. Nguồn nước tự chảy chưa qua xử lý, lưu lượng và áp lực chưa đáp ứng yêu cầu. Chất lượng nước chưa qua xử lý không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của nhân dân và như vậy cũng ảnh hưởng xấu đến đời sống, kinh tế và xã hội.
    Một đô thị trong thời kỳ đổi mới không thể không có hệ thống cấp nước sạch. Vì vậy việc đầu tư cải tạo và mở rộng hệ thống cấp nước thị trấn Khánh Yên là rất cần thiết, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trong thị trấn. Do đó, Tôi đó chọn đề tài thiết kế hệ thống nước cấp với công suất 1000m3/ngày.đêm tới thị trấn Khánh Yên nhằm mục đích nâng cao chất lượng nước cấp, góp phần đảm bảo đủ nước, có chất lượng tốt để phục vụ cho mục đích ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động giải trí của nhân dân trong thị trấn. Đề tài hình thành dựa trên phương pháp thu thập tài liệu, tính toán thiết kế, phân tích, tổng hợp các số liệu.
    PHẦN 1: TỔNG QUAN
    1.1. Tổng quan về nguồn nước
    Có thể khai thác các nguồn nước thiên nhiên (thường gọi là nước thô) từ nước mặt, nước ngầm để xử lý thành nước sạch để cung cấp.
    * Nước bề mặt
    Nước bề mặt là nguồn nước tự nhiên gần gũi với con người nhất và cũng chính vì vậy mà nước bề mặt cũng là nguồn nước dễ bị ô nhiễm nhất.
    - Nguồn nước chủ yếu là nước sông, hồ, suối và biển.
    Thành phần và chất lượng của nước bề mặt chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, nguồn gốc xuất xứ, các điều kiện môi trường xung quanh và các tác động của con người khi khai thác và sử dụng nguồn nước.
    - Nước mặt có các đăc trưng là:
    + Chứa khí hoà tan đặc biệt là khí oxy
    + Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng trường hợp nước chứa trong các ao đầm, hồ do sẩy ra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại trong nước có nồng độ tương đối thấp và chủ yếu ở dạng keo.
    + Có hàm lượng chất hữu cơ cao
    + Có sự hiện diện của nhiều loại tảo
    + Chứa nhiều vi sinh vật.
    * Nước ngầm
    Nước ngầm được khai thác từ những tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào thành phần khoáng hoá và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy nước chảy qua các địa tầng chứa cát và granit thường có tính axit và chứa ít chất khoáng. Khi nước ngầm chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm hydrocacbonat cao. Đặc trưng chung của nước ngầm là:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...