Thạc Sĩ Thiết kế hệ thống mimo-ofdm sdm trên nền fpga

Thảo luận trong 'Khoa Học Công Nghệ' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 22/12/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong vài năm gần đây, các thiết bị di động phát triển rất mạnh mẽ với sự xuất
    hiện của các điện thoại thông minh (smart-phone), máy tính bảng (tablet), các máy
    tính cá nhân siêu di động (ultrabook) , dẫn đến nhu cầu của người dùng di động
    ngày càng tăng. Song song với nhu cầu sử dụng tăng thì nhu cầu về chất lượng dịch
    vụ cũng tăng theo. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cố gắng đưa ra những kỹ thuật
    truyền mới với tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn và tầm phủ sóng xa hơn nhằm đáp
    ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng.
    Kỹ thuật MIMO (Multi-Input Multi-Output) trong truyền thông là kỹ thuật sử
    dụng nhiều an-ten phát, nhiều an-ten thu để truyền và nhận dữ liệu. Ưu điểm của
    MIMO là tăng độ phân tập của kênh truyền fading, nên có thể giảm xác suất lỗi
    (BER hay FER .) và tăng dung lượng của kênh truyền từ đó có thể tăng được tốc độ
    dữ liệu.
    Kỹ thuật OFDM (Orthogonal Frequency-Division Multiplexing) là một trường
    hợp đặc biệt của phương pháp điều chế đa sóng mang, trong đó các sóng mang phụ
    trực giao với nhau, nhờ vậy phổ tín hiệu ở các sóng mang phụ cho phép chồng lấn
    lên nhau mà phía thu vẫn có thể khôi phục lại tín hiệu ban đầu. Sự chồng lấn phổ
    làm cho hệ thống OFDM có hiệu suất sử dụng phổ lớn hơn nhiều so với kỹ thuật
    điều chế thông thường. Ngoài ra, hệ thống OFDM còn có thể loại bỏ hoàn toàn
    nhiễu phân tập đa đường (ISI) và nhiễu liên sóng mang (ICI).
    Sự kết hợp của hai kỹ thuật MIMO-OFDM được xem là một giải pháp công
    nghệ nổi lên với việc truyền được dữ liệu tốc độ cao, đã và đang áp dụng vào các hệ
    thống hiện nay như 4G, WiMAX, và Wifi.
    Chính vì tính ưu việt của kỹ thuật MIMO-OFDM nên đây là hướng nghiên
    cứu rộng mở nhất trên thế giới, cũng như tại Bộ môn Viễn thông và Mạng, Khoa
    Điện tử Viễn thông, Trường ĐH KHTN. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu thường
    chỉ thiết kế và đánh giá hệ thống trên các phần mềm mô phỏng như Matlab
    Simulink mà chưa quan tâm đến việc thực hiện trên phần cứng để phân tích kết quả
    một cách khách quan hơn, chính xác hơn vì mô phỏng và thực tế cách nhau rất xa.
    Chính vì vậy tác giả đã chọn hướng nghiên cứu thiết kế trên nền FPGA và thực hiện
    trên ngôn ngữ phần cứng hệ thống MIMO-OFDM SDM hoàn chỉnh.
    Luận văn nghiên cứu cơ sở lý thuyết, tiến hành mô phỏng, đánh giá hệ thống
    MIMO-OFDM trên Matlab Simulink. Sau đó thiết kế hệ thống bằng ngôn ngữ phần
    cứng trên nền FPGA sử dụng công cụ Synphony của hãng Synopsys. Cuối cùng
    dùng phần mềm Synplify để tổng hợp và xác định board FPGA phù hợp có thể sử
    dụng để thực hiện và kiểm tra.
    Nội dung luận văn được chia thành 6 chương:
    Chương 1: Giới thiệu về hệ thống MIMO-OFDM được nghiên cứu và phát
    triển hiện nay và xu thế trong tương lai.
    Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết về hệ thống MIMO và hệ thống OFDM.
    Chương 3: Trình bày lý thuyết và mô hình mô phỏng từng khối chức năng
    trong hệ thống MIMO-OFDM SDM trên Matlab simulink cũng như đưa ra các kết
    quả đánh giá hệ thống với các loại kênh truyền khác nhau.
    Chương 4: Trình bày ý tưởng và nội dung thiết kế hoàn chỉnh của hệ thống
    MIMO-OFDM SDM trên ngôn ngữ phần cứng.
    Chương 5: Trình bày các kết quả đo đạc và kiểm tra hệ thống.
    Chương 6: Tổng kết các kết quả đã thực hiện và hướng phát triển của đề tài.

    Về mặt thực hiện thực tế, do hạn chế khách quan là không có thiết bị phần
    cứng phù hợp nên phần thực thi trên board FPGA sẽ không được thực hiện. Tuy
    nhiên, đề tài đã biên dịch thành công toàn bộ hệ thống sang ngôn ngữ máy để sẵn
    sàng nạp nếu có điều kiện. Đây là một đề tài có tính nghiên cứu, ứng dụng cao. Các
    kết quả có thể trực tiếp được ứng dụng trong giảng dạy các môn học viễn thông ở
    cấp bậc đại học hoặc cao hơn. Quan trọng hơn, đề tài có thể phục vụ cho mục đích
    kiểm tra, thử nghiệm các hệ thống truyền thông thiết kế và mở ra khả năng phát
    triển hệ thống ở dạng phần cứng nhằm cho ra các kết quả có ý nghĩa thực tiễn. Tác
    giả mong nhận được các ý kiến đánh giá, trao đổi nhằm góp phần hoàn thiện đề tài.

    Mục lục

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN . 1

    1.1. Giới thiệu 1
    1.1.1. Lịch sử phát triển 1
    1.1.2. Các đặc điểm cơ bản . 3
    1.2. Một số ứng dụng tiêu biểu . 5
    1.2.1. Chuẩn 802.11n (WiFi) 5
    1.2.2. Chuẩn 802.16 (WiMAX) . 6
    1.2.3. Công nghệ 4G . 8
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 9

    2.1. Hệ thống MIMO 9
    2.1.1. Khái niệm hệ thống MIMO . 9
    2.1.2. Các kỹ thuật phân tập 10
    2.1.3. Các độ lợi trong hệ thống MIMO 11
    2.2. Mã hóa không gian thời gian STC . 12
    2.2.1. Mô hình hệ thống 13
    2.2.2. Dung lượng hệ thống . 13
    2.2.3. Mã hoá không gian thời gian khối STBC 15
    2.2.4. Mã hóa không gian thời gian lớp BLAST 19
    2.3. Ghép kênh phân chia không gian (Spatial Division Multiplexing) . 20
    2.3.1. Ghép kênh phân chia không gian sử dụng thuật toán Zero Forcing 22
    2.3.2. Thuật toán MMSE . 23
    2.4. Hệ thống OFDM 24
    2.4.1. Nguyên lý OFDM . 24
    2.4.2. Tín hiệu OFDM 25
    2.4.3. Thực hiện hệ thống OFDM bằng phép biến đổi IFFT/FFT 26
    2.4.4. Cyclic Prefix . 27

    Mục lục

    iv
    2.4.5. Bộ giải điều chế OFDM 29
    2.4.6. Các ưu và nhược điểm . 31
    CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG HỆ THỐNG MIMO-OFDM SDM 2X2 TRÊN
    MATLAB SIMULINK 32

    3.1. Lý thuyết các khối chức năng 34
    3.1.1. Khối giả ngẫu nhiên (Khối Randomizer) . 34
    3.2. Khối mã hoá kênh (Khối Channel Coding) 35
    3.2.1. Mã hoá Convolutional Code 35
    3.2.2. Khối điều chế số (Khối Modulation) và Khối giải điều chế số . 39
    3.2.3. Khối phân tập và giải phân tập sử dụng thuật toán MMSE (MMSE
    Decoder) . 40
    3.2.4. Điều chế và giải điều chế OFDM 41
    3.2.5. Chèn khoảng bảo vệ Cyclic Prefix 42
    3.2.6. Khối ước lượng kênh truyền (bộ Estimation) . 43
    3.2.7. Khối giải mã SDM (bộ SDM Decoder) . 45
    3.3. Mô hình kênh truyền 45
    3.3.1. Nhiễu AWGN . 45
    3.3.2. Mô hình kênh truyền SUI 46
    3.3.3. Mô hình kênh truyền TGn . 47
    3.3.4. Đánh giá kết quả của hệ thống . 48
    CHƯƠNG 4: THỰC HIỆN HỆ THỐNG MIMO-OFDM SDM 2X2 TRÊN
    NỀN FPGA 55

    4.1. Bộ tạo thông tin điều khiển (khối Controller_TX) 56
    4.2. Bộ tạo dữ liệu (khối Data TX) . 57
    4.3. Bộ ngẫu nhiên hoá (khối Randomizer) và giải ngẫu nhiên hoá dữ liệu (khối
    De-Randomizer) . 58
    4.4. Bộ mã hoá kênh và bộ giải mã kênh 60
    4.4.1. Bộ mã hoá kênh (khối Channel Encoder) 60
    4.4.2. Bộ giải mã kênh (khối Channel Decoder) 62
    4.5. Bộ điều chế số và bộ giải điều chế số. 63
    4.5.1. Bộ điều chế số (khối Modulation) . 63
    4.5.2. Bộ giải điều chế số (khối De-Modulation) . 65
    4.6. Bộ phân tập an-ten (khối De-MUX) . 66
    4.7. Bộ tạo symbol OFDM (khối OFDM Symbol) và bộ tách symbol OFDM (khối
    OFDM Data) 66
    4.7.1. Bộ tạo symbol OFDM . 66
    4.7.2. Bộ tách symbol OFDM . 71
    4.8. Bộ giả lập kênh truyền (khối Channel) . 72
    4.9. Bộ ước lượng kênh truyền (khối Estimation) . 73
    4.10. Bộ giải mã SDM (khối SDM decoder) 75
    CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ . 79

    5.1. Bộ điều khiển 79
    5.1.1. Tín hiệu động bộ . 79
    5.1.2. Tín hiệu chỉ dẫn 80
    5.2. Khối ngẫu nhiên hoá 81
    5.3. Khối mã hoá kênh 82
    5.4. Khối điều chế và giải điều chế số. 83
    5.5. Khối phân tập an-ten 83
    5.6. Ghép symbol OFDM . 84
    5.7. Khối tạo nhiễu: 85
    5.8. Khối ước lượng kênh. 86
    5.9. Khối giải mã MMSE 87
    5.10. Tỉ lệ lỗi của hệ thống với nhiễu AWGN: . 87
    5.11. Tài nguyên phần cứng của hệ thống. . 88
    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 89

    6.1. Kết luận . 89
    6.2. Hướng phát triển 90
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...