Đồ Án Thiết kế hệ thống ly hợp cho xe tải 8 tấn

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Lời nói đầu 3
    Chương 1 : Tổng quan về hệ thống ly hợp trên ôtô 8
    1. Công dụng, phân loại và yêu cầu của ly hợp 8
    2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của ly hợp loại đĩa ma sát khô 13
    Chương 2 : Lựa chọn phương án thiết kế 18
    1. Các thông số tham khảo của xe ôtô tải 8 tấn 18
    2. Lựa chọn kết cấu cụm ly hợp lắp trên một số xe ôtô 21
    3. Lựa chọn phương án dẫn động điều khiển ly hợp loại đĩa ma sát 29
    Chương 3 : Nội dung thiết kế tính toán 39
    1. Xác định mômen ma sát của ly hợp 39
    2. Xác định kích thước cơ bản của ly hợp 39
    2.1. Xác định bán kính ma sát trung bình của đĩa bị động 39
    2.2. Xác định số lượng đĩa bị động 41
    3. Xác định công trượt sinh ra trong quá trình đóng ly hợp 42
    3.1. Xác định công trượt của ly hợp khi khởi động tại chỗ 42
    3.2. Xác định công trượt riêng 43
    3.3. Kiểm tra theo nhiệt độ các chi tiết 44
    4. Tính toán sức bền một số chi tiết chủ yếu của ly hợp 45
    4.1. Tính sức bền đĩa bị động 45
    4.2. Tính sức bền moayơ đĩa bị động 48
    4.3. Tính sức bền lò xo ép của ly hợp 50
    4.4. Tính sức bền lò xo giảm chấn của ly hợp 54
    4.5. Tính sức bền các chi tiết truyền lực tới đĩa chủ động 58
    4.6. Tính sức bền trục ly hợp 60
    4.7. Tính sức bền các đòn dẫn động 69
    5. Tính toán hệ thống dẫn động của ly hợp 70
    5.1. Tính cụm sinh lực 74
    5.2. Xác định hành trình của bàn đạp 82
    5.3. Tính van phân phối 84
    Chương 4 : Quy trình công nghệ gia công chi tiết 91
    Tài liệu tham khảo 100


    LỜI NÓI ĐẦU
    Trên thế giới cũng như ở nước ta, nền kinh tế quốc dân luôn đòi hỏi chuyên chở một khối lượng hàng hóa, hành khách rất lớn và cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì lượng hàng hóa, hành khách yêu cầu được chuyên chở ngày càng lớn. Vì thế, để tạo điều kiện cho kinh tế phát triển đòi hỏi ngành giao thông vận tải phải không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng. Ở Việt Nam việc phát triển ngành ôtô đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm.
    Về quan điểm phát triển :
    - Công nghiệp ôtô là ngành Công nghiệp rất quan trọng cần được ưu tiên phát triển để góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng tiềm lực an ninh, quốc phòng của đất nước.
    - Phát triển nhanh ngành Công nghiệp ôtô trên cơ sở thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới ; lựa chọn các bước phát triển thích hợp, khuyến khích chuyên môn hóa - hợp tác hóa nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của đất nước ; đồng thời tích cực tham gia quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế trong ngành Công nghiệp ôtô.
    - Phát triển ngành Công nghiệp ôtô phải gắn kết với tổng thể phát triển công nghiệp chung cả nước và các chiến lược phát triển các ngành liên quan đã được phê duyệt, nhằm huy động và phát huy tối đa các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, trong đó doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò then chốt.
    - Phát triển ngành Công nghiệp ôtô trên cơ sở tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới, kết hợp với việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu - phát triển trong nước và tận dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có, nhằm nhanh chóng đáp ứng nhu cầu trong nước về các loại xe thông dụng với giá cả cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển nhằm đẩy nhanh quá trình sản xuất linh kiện, phụ tùng trong nước.
    - Phát triển ngành Công nghiệp ôtô phải phù hợp với chính sách tiêu dùng của đất nước và phải bảo đảm đồng bộ với việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông ; các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường.
    Về mục tiêu phát triển :
    - Xây dựng và phát triển ngành Công nghiệp ôtô Việt Nam để đến năm 2020 trở thành một ngành Công nghiệp quan trọng của đất nước, có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu thị trường trong nước và tham gia vào thị trường khu vực và thế giới.
    - Một số mục tiêu cụ thể :
    + Về các loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con) :
    Đáp ứng khoảng 40 - 50% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ sản xuất trong nước (hàm lượng chế tạo trong nước) đến 40% vào năm 2005 ; đáp ứng trên 80% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 60% vào năm 2010 (riêng động cơ phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 50%, hộp số đạt 90%).
    + Về các loại xe cao cấp :
    Các loại xe tải, xe khách cao cấp đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 20% vào năm 2005 và 35 - 40% vào năm 2010, đáp ứng 80% nhu cầu thị trường trong nước.
    + Về động cơ, hộp số và phụ tùng :
    Lựa chọn để tập trung phát triển một số loại động cơ, hộp số, bộ truyền động và phụ tùng với số lượng lớn phục vụ lắp ráp ôtô trong nước và xuất khẩu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...