Đồ Án thiết kế hệ thống điều hòa trung tâm cho nhà máy dệt +bản vẽ autocad

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I :
    CƠ Sở Kỹ THUậT LạNH
    Và ĐIềU HòA KHÔNG KHí -- phân loại


    I- Điều hòa không khí.
    1. Khái niệm về điều hòa - điều tiết không khí.
    Từ xa xưa, con người đã có ý thức tạo ra môi trường sống tốt hơn cho chính bản thân mình như làm nhà để che mưa, nắng đồng thời điều tiết không khí ở xung quanh để có được hơi ấm về mùa đông nhờ đốt lửa sưởi và không gian thoáng đãng mát mẻ về mùa hè nhờ thông gió tự nhiên hay cưỡng bức
    Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế, con người ngày càng ý thức được vai trò to lớn của ĐHKK trong đời sống và trong kỹ thuật kỹ thuật. Ngành ĐHKK hiện đại đã ra đời và phát triển không ngừng ngày càng được hoàn thiện và có đóng góp không nhỏ vào việc tạo nên một vi môi trường tiện nghi phục vụ cho các mục đích khác nhau. Từ đó ĐHKK không còn đơn thuần là giảm nhiệt độ không gian yêu cầu vào mùa hè mà ĐHKK còn phải làm tăng nhiệt độ vào mùa đông, hay nói cách khác là duy trì nhiệt độ trong không gian cần điều hòa ở mức yêu cầu mà ĐHKK còn phải giữ được độ ẩm trong không gian đó ổn định ở mức quy định nào đó. Bên cạnh đó còn phải quan tâm đến vấn đề đảm bảo độ trong sạch của không khí, khống chế độ ồn và sự lưu thông hợp lí của dòng không khí.
    Vậy, ĐHKK là quá trình xử lí không khí trong phòng về nhiệt độ, độ ẩm, giảm thiểu lượng khí độc, xử lí độ ồn gây ra từ máy móc và từ các hoạt động của con người.
    2. ứng dụng của điều hòa không khí.
    a. ứng dụng trong sinh hoạt.
    - Mối quan hệ giữa môi trường và cơ thể con người.
    Hệ thống điều hòa không khí là phương tiện tạo ra một môi trường không khí phù hợp với các hoạt động của con ngưòi. Nhưng các môi trường có các tiêu chuẩn tạo ra không thể phù hợp với tất cả mọi người . Vì đối với từng người, từng

    tuổi tác, từng tính chất cơ địa của từng cơ thể khác nhau cùng với các vận động khác nhau mà sự cảm nhận đối với môi trường xung quanh cũng hoàn toàn khác nhau.
    Cơ thể con người có thể được coi tương tự như một máy nhiệt. Nhiệt độ của con người trung bình khoảng 370 C. Nó luôn sinh ra một nhiệt lượng nhiều hơn nó cần. Để duy trì nhiệt độ ổn định bên trong cơ thể, cơ thể luôn luôn thải nhiệt ra môi trường xung quanh. Tùy theo mức độ vân động mà cơ thể thải ra lượng nhiệt nhiều hay ít. Mức độ vận động gồm: loại nhẹ, loại trung bình, loại nặng.
    Khi vận động như vậy, nhiệt thoát ra từ cơ thể con người dưới ba dạng là: Đối lưu, bức xạ và bay hơi.
    Đối lưu: Là hiện tượng lớp không khí tiếp xúc với cơ thể nóng dần lên, khi đó lớp không khí lạnh sẽ tiến đến chiếm chỗ và hình thành nên sự chuyển động tự nhiên của lớp không khí bao quanh cơ thể con người, chính sự chuyển động này đã lấy đi một phần nhiệt lượng của cơ thể và thải ra môi trường.
    Bức xạ nhiệt là nhiệt lượng từ cơ thể sẽ bức xạ ra bất kỳ bề mặt nào xung quanh có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của cơ thể. Hiện tượng truyền nhiệt này độc lập với cách truyền nhiệt đối lưu và không phụ thuộc vào nhiệt độ không khí xung quanh. Cường độ trao đổi nhiệt bằng hình thức đối lưu phụ thuộc vào nhiệt độ chênh lệch giữa bề mặt cơ thể và không khí. Hình thức trao đổi nhiệt bức xạ phụ thuộc vào độ chênh lệch giữa nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ các bề mặt bao quanh bên trong không gian cần điều hòa. Khi chênh lệch này giảm đi thì nhiệt lượng phát ra từ cơ thể do đối lưu và bức xạ cũng giảm đi. Người ta gọi lượng nhiệt từ cơ thể thải ra bằng đối lưu hay bức xạ là qh, lượng nhiệt đi vào môi trường không khí xung quanh thông qua bay hơi hoặc bốc ẩm từ cơ thể là qa và chúng có mối quan hệ với nhau trong sự phụ thuộc vào môi trường xung quanh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...