Luận Văn thiết kế hệ thống điện trong tòa nhà cao tầng

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi thong46i, 8/1/15.

  1. thong46i

    thong46i New Member

    Bài viết:
    1
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thiết kế cung cấp điện là trình bày những bước cần thiết các tính toán, để lựa chọn các phần tử hệ thống điện thích hợp với từng đối tượng. Tính toán chọn lựa dây dẫn phù hợp với bản thiết kế cung cấp điện, đảm bảo sụt áp chấp nhận được, có khả năng chịu dòng ngắn mạch với thời gian nhất định. Tính toán dung lượng bù cần thiết để giảm tổn thất điện áp, điện năng trên lưới trung, hạ áp Bên cạnh đó, còn phải thiết kế lựa chọn nguồn dự phòng cho nhà máy để hệ thống điện làm việc liên tục, đồng thời tính đến phương diện kinh tế và đảm bảo tính an toàn cao.

    Trong tình hình kinh tế thị trường hiện nay, các xí nghiệp lớn nhỏ, các tổ hợp sản xuất đều phải tự hoạch toán kinh doanh trong cuộc cạnh tranh quyết liệt về chất lượng và giá cả sản phẩm. Sự mất điện, chất lượng điện xấu hay do sự cố đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, gây phế phẩm, giảm hiệu suất lao động. Đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến các xí nghiệp may, hóa chất điện tử đòi hỏi sự chính xác và liên tục cao. Do đó đảm bảo độ tin cậy cấp điện, nâng cao chất lượng điện năng là mối quan tâm hàng đầu.

    Vì vậy, để đảm bảo quá trình cung cấp điện an toàn, tin cậy, đảm bảo chất lượng điện năng cần phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ như điều độ, thông tin, đo lường, bảo vệ và tự động hóa.

    Nhiệm vụ của thiết kế cung cấp điện là đảm bảo nhu cầu sử dụng điện năng với chất lượng điện tốt nhất, với 4 yêu cầu cơ bản:
    - Độ tin cậy cấp điện: Mức độ tin cậy cung cấp điện tùy thuộc vào tính chất và yêu cầu của phụ tải. Với những công trình quan trọng (phụ tải loại I) phải đảm bảo liên tục cấp điện ở mức cao nhất nghĩa là không mất điện trong mọi tình huống. Những đối tượng như nhà máy, xí nghiệp, tổ sản xuất (phụ tải loại II và III) cần có nguồn phát dự phòng để đảm bảo liên tục cung cấp điện.
    - Chất lượng điện: Chất lượng điện được đánh giá qua 2 chỉ tiêu tần số và điện áp.
    Chỉ tiêu tần số do cơ quan điện hệ thống quốc gia điều chỉnh. Chỉ có những phụ tải tiêu thụ công suất lớn (hàng chục MW trở lên) mới phải quan tâm đến chế độ vận hành của mình sao cho hợp lý để góp phần ổn định tần số của hệ thống.
    Như vậy người thiết kế thường chỉ quan tâm đảm bảo vấn đề điện áp. Điện áp lưới trung và hạ nói chung cho phép dao động trong khoảng ± 5%. Còn đối với các xí nghiệp nhà máy yêu cầu chất lượng điện áp cao thì phải là ± 2.5%.
    - An toàn: Hệ thống cung cấp điện phải được thiết kế có tính an toàn cao, an toàn cho người vận hành, người sử dụng, an toàn cho thiết bị, cho toàn bộ công trình . Muốn đạt được điều đó, người thiết kế ngoài việc tính toán chính xác, chọn lựa đúng thiết bị và khí cụ còn phải nắm vững quy định về an toàn, những qui phạm cần thiết khi thực hiện công trình, hiểu rõ môi trường hệ thống cấp điện và đối tượng cấp điện.
    - Kinh tế: Trong quá trình thiết kế thường xuất hiện nhiều phương án, các phương án thường có những ưu và khuyết điểm riêng. Khi đánh giá so sánh các phương án cung cấp điện, chỉ tiêu kinh tế được xét đến khi các chỉ tiêu kỹ thuật nêu trên đã được đảm bảo. Chỉ tiêu kinh tế được đánh giá thông qua tổng số vốn đầu tư, chi phí vận hành hàng năm .
    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...