Đồ Án Thiết kế hệ thống dẫn động băng tải phương án số 15

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 4/7/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    #1 Quy Ẩn Giang Hồ, 4/7/13
    Last edited by a moderator: 4/7/13
    LỜI NÓI ĐẦU

    Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí là yêu cầu không thể thiếu đối với một kỹ sư ngành cơ khí, nhằm cung cấp các kiến thức cơ sở về máy và kết cấu máy.
    Thông qua đồ án môn học Chi tiết máy, mỗi sinh viên được hệ thống lại các kiến thức đã học nhằm tính toán thiết kế chi tiết máy theo các chỉ tiêu chủ yếu về khả năng làm việc, thiết kế kết cấu chi tiết máy, vỏ khung và bệ máy, chọn cấp chính xác, lắp ghép và phương pháp trình bày bản vẽ, trong đó cung cấp nhiều số liệu mới về phương pháp tính, về dung sai lắp ghép và các số liệu tra cứu khác. Do đó khi thiết kế đồ án chi tiết máy phải tham khảo các giáo trình như Chi tiết máy, Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, Dung sai và lắp ghép, Nguyên lý máy . từng bước giúp sinh viên làm quen với công việc thiết kế và nghề nghiệp sau này của mình.
    Nhiệm vụ của em là thiết kế hệ dẫn động băng tải gồm có hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp khai triển và bộ truyền xích. Hệ được dẫn động bằng động cơ điện thông qua khớp nối, hộp giảm tốc và bộ truyền xích để truyền động đến băng tải.
    Lần đầu tiên làm quen với công việc thiết kế, với một khối lượng kiến thức tổng hợp lớn, và có nhiều phần em chưa nắm vững, dù đã tham khảo các tài liệu song khi thực hiện đồ án, trong tính toán không thể tránh được những thiếu xót. Em mong được sự góp ý và giúp đỡ của các thầy .
    Em xin chân thành cảm ơn các thầy, đặc biệt là thầy Dương Đăng Danh đã hướng dẫn tận tình và cho em nhiều ý kiến quý báu cho việc hoàn thành đồ án môn học này.

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 3
    ĐỒ ÁN MÔN HỌC 4
    PHẦN I: CHỌN ĐỘNG CƠ VÀ PHÂN PHỐI TỶ SỐ TRUYỀN 6
    I. CHỌN ĐỘNG CƠ ĐIỆN: 6
    1. Hiệu suất truyền động: 6
    2. Xác định công suất động cơ: 6
    3. Chọn động cơ 6
    II. PHÂN PHỐI TỶ SỐ TRUYỀN TRONG HỘP GIẢM TỐC 2 CẤP: 7
    1. Tỷ số truyền: 7
    2. Tính toán công suất trên các trục 7
    3. Tính số vòng quay trên các trục 7
    4. Tính moment xoắn trên các trục 7
    PHẦN II: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CHI MÁY 9
    A. TÍNH TOÁN BỘ TRUYỀN XÍCH: 9
    Số liệu tính toán: 9
    1) Chọn loại xích ống con lăn một dãy: 9
    2) Số răng đĩa xích dẫn: 9
    3) Hệ số điều kiện sử dụng xích: 9
    4) Công suất tính toán: 9
    5) Kiểm tra số vòng quay tới hạn: ứng với bước xích pc=38,1 mm . 10
    6) Kiểm nghiệm bước xích: theo công thức 5.26 trang 183 ”sách Cơ Sở Thiết Kế Máy – Nguyễn Hữu Lộc” 10
    7) Tính toán các thông số của bộ truyền xích vừa chọn : 10
    B. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỘ BÁNH RĂNG CỦA HỘP GIẢM TỐC: 12
    B.1 CHỌN VẬT LIỆU VÀ TÍNH ỨNG SUẤT CHO PHÉP: 12
    1) Chọn vật liệu: 12
    2) Xác định ứng suất tiếp xúc: 12
    3) Số chu kỳ làm việc cơ sở: 12
    4) Số chu kỳ làm việc tương đương: 13
    5) Ứng suất tiếp xúc cho phép được xác định sơ bộ: 13
    6) Ứng suất uốn cho phép: 14
    B.2. TÍNH TOÁN CẤP CHẬM BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG TRỤ RĂNG THẲNG: 15
    1) Số liệu: 15
    2) Xác định sơ bộ khoảng cách trục: 15
    3) Xác định các thông số ăn khớp: 15
    4) Tỉ số truyền thực: 16
    5) Kiểm nghiệm răng về độ bền tiếp xúc: 16
    6) Kiểm nghiệm răng về độ bền uốn : 18
    7) Các thông số hình học của bộ truyền: 19
    8) Giá trị các lực: 20
    B.3. TÍNH TOÁN CẤP NHANH BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG TRỤ RĂNG NGHIÊNG: 20
    1) Số liệu: 20
    2) Xác định sơ bộ khoảng cách trục: 21
    3) Xác định các thông số ăn khớp: 21
    4) Tỉ số truyền thực: 22
    5) Kiểm nghiệm về độ bền tiếp xúc: 22
    6) Kiểm nghiệm răng về độ bền uốn: 24
    7) Kiểm nghiệm răng về quá tải : 26
    8) Giá trị các lực : 28
    B.4. KIỂM NGHIỆM ĐIỀU KIỆN BÔI TRƠN NGÂM DẦU 28
    C. SƠ ĐỒ LỰC TÁC DỤNG VÀ GIÁ TRỊ CÁC LỰC TÁC DỤNG LÊN CÁC BỘ TRUYỀN 29
    1) Lực tác dụng lên các bánh răng: 29
    D. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ 3 TRỤC CỦA HỘP GIẢM TỐC 31
    TÍNH VÀ CHỌN THEN TRÊN 3 TRỤC CỦA HỘP GIẢM TỐC 31
    D.1. Chọn vật liệu : 31
    1) Chọn vật liệu trục và ứng suất cho phép [ ]. 31
    2) Xác định nối trục vòng đàn hồi: 31
    D.2. Tính toán thiết kế trục: 32
    1) Tính sơ bộ trục: 32
    2) Xác định khoảng cách các gối đỡ và các điểm đặt lực: 33
    3) Tải trọng tác dụng lên trục : 34
    E. TÍNH TOÁN CHỌN Ổ LĂN VÀ NỐI TRỤC ĐÀN HỒI : 48
    TÍNH TOÁN CHỌN Ổ LĂN 48
    CHỌN VÀ KIỂM TRA NỐI TRỤC ĐÀN HỒI 53
    Do đó điều kiện bền uốn và bền dập nối trục vừa chọn được thỏa 54
    F. THIẾT KẾ VỎ HỘP VÀ CÁC CHI TIẾT PHỤ KHÁC 54
    THIẾT KẾ VỎ HỘP 54
    CÁC CHI TIẾT PHỤ KHÁC 56
    PHẦN III:CHỌN DUNG SAI LẮP GHÉP 58
    PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 59


    Hệ thống dẫn động băng tải gồm:
    1- Động cơ điện 3 pha không đồng bộ; 2- Nối trục đàn hồi; 3- Hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp khai triển; 4- Bộ truyền xích ống con lăn; 5- Băng tải.
    Số liệu thiết kế:
    Lực vòng trên băng tải F = 9000 (N)
    Vận tốc băng tải 0,8 v(m/s)
    Đường kính tang dẫn 500 D(mm)
    Thời gian phục vụ 9 L(năm)
    Quay một chiều, làm việc 2 ca, tải va đập nhẹ (1 năm làm việc 300 ngày, 1 ca làm việc 8 giờ)
    Chế độ tải: t1 = 45 s; t2 = 44 s; T1 = T; T2 = 0,7T

    Yêu cầu:
    01 thuyết minh
    01 bản vẽ lắp A0
    01 bản vẽ chi tiết

    Nội dung thuyết minh:
    1. Xác định công suất động cơ và phân bố tỉ số truyền cho hệ thống truyền động.
    2. Tính toán thiết kế các chi tiết máy:
    a. Tính toán các bộ truyền hở (đai, xích hoặc bánh răng)
    b. Tính các bộ truyền trong hộp giảm tốc (bánh răng, trục vít ).
    c. Vẽ sơ đồ lực tác dụng lên các bộ truyền và tính giá trị các lực.
    d. Tính toán thiết kế trục và then.
    e. Chọn ổ lăn và nối trục.
    f. Chọn thân máy, bulông và các chi tiết phụ khác.
    3. Chọn dung sai lắp ghép.
    4. Tài liệu tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...