Luận Văn Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho phân xưởng cơ khí của nhà máy cơ khí Hải Phòng

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Ác Niệm, 30/11/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Từ lâu điện năng đã đi vào mọi mặt của đời sống, trên tất cả các lĩnh vực từ công nghiệp cho tới đời sống sinh hoạt. Trong nền kinh tế đang đi lên của chúng ta, ngành công nghiệp điện năng đóng một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Để xây dựng một nền công nghiệp phát triển thì không thể không có một nền công nghiệp điện vững mạnh, do đó khi quy hoạch phát triển các khu dân cư, đô thị hay các khu công nghiệp thì cần phải hết sức trú trọng vào sự phát triển của mạng điện, hệ thống cung cấp điện nhằm đảm bảo cung cấp điện cho các khu vực. Hay nói một cách khác, khi lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thì kế hoạch phát triển điện năng phải đi trước mội bước, thỏa mãn nhu cầu điện năng không chỉ trước mắt mà còn trong tương lai.
    Ngày nay xã hội phát triển, rất nhiều nhà máy được xây dựng, việc quy hoạch thiết kế hệ thống cung cấp điện cho các phân xưởng, nhà máy, xí nghiệp công nghiệp là công việc thiết yếu và vô cùng quan trọng. Để có thể thiết kế được một hệ thống cung cấp điện an toàn và đảm bảo độ tin cậy đòi hỏi người kỹ thuật viên phải có trình độ và khả năng thiết kế. Xuất phát từ điều đó, bên cạnh những kiến thức giảng dạy ở trên giảng đường, các học sinh, ngành điện cần được làm những bài tập về thiết kế cung cấp điện cho một phân xưởng, nhà máy, xí nghiệp công nghiệp nhất định. Bản thân em được nhận đề tài : “Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho phân xưởng cơ khí của nhà máy cơ khí Hải Phòng”
    Đề tài của em gồm 5 chương:
    Chương1.Giới thiệu chung về nhà máy và phân xưởng cơ khí của nhà máy.
    Chương 2. Xác định phụ tải tính toán cho phân xưởng cơ khí.
    Chương 3. Thiết kế mạng hạ áp cho phân xưởng cơ khí và tính chọn các thiết bị.
    Chương 4. Thiết kế mạng điện chiếu sáng cho phân xưởng cơ khí.
    Chương 5. Tính toán bù công suất phản kháng, nâng cao hệ số công suất cos cho toàn phân xưởng cơ khí.
    Trong đó có 4 sơ đồ kèm theo.
    Trong thời gian làm đồ án, với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa điện, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Ths.Phan Văn Phùng cùng sự cố gắng của bản thân. Đến nay em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình. Xong do thời gian làm đồ án có hạn, với kiến thức còn hạn chế, nên đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy em kính mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của thầy cô để bản đồ án tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn.


    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY CƠ KHÍ HẢI PHÒNG VÀ PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ CỦA NHÀ MÁY 3
    1.1. Giới thiệu về nhà máy cơ khí Hải Phòng. 3
    1.1.1. Khái quát lịch sử thành lập nhà máy cơ khí Hải phòng 3
    1.1.2. Quy mô của nhà máy 5
    1.1.3. Sản phẩm hiện nay của nhà máy. 6
    1.1.4. Định hướng phát triển của nhà máy. 7
    1.2. Giới thiệu về phân xưởng cơ khí của nhà máy cơ khí Hải Phòng. 7
    1.2.1. Đặc điểm phân xưởng 7
    1.2.2. Thiết bị trong phân xưởng. 7
    CHƯƠNG II: XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CHO PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ 9
    2.1. Đặt vấn đề. 9
    2.2. Các đại lượng và các hệ số thường gặp khi xác định phụ tải tính toán. 10
    2.2.1. Công suất định mức (Pđm). 10
    2.2.2. Phụ tải trung bình (Ptb). 11
    2.2.3. Phụ tải cực đại (Pmax). 11
    2.2.4. Phụ tải tính toán (Ptt). 12
    2.2.5. Hệ số sử dụng (Ksd) 12
    2.2.6. Hệ số phụ tải (Kpt). 12
    2.2.7. Hệ số cực đại (Kmax). 13
    2.2.8. Hệ số nhu cầu (Knc): 13
    2.2.9. Hệ số đồng thời (Kđt). 13
    2.2.10. Hệ số thiết bị điện có hiệu quả (nhq). 13
    2.3. Các phương pháp xác định phụ tải tính toán. 14
    2.3.1. Xác định phụ tải theo công suất đặt và hệ số nhu cầu. 14
    2.3.2. Xác định phụ tải tính toán theo suất phụ tải trên một đơn vị diện tích sản xuất. 15
    2.3.3. Xác định phụ tải tính toán theo hệ số cực đại Kmax và công suất trung bình Ptb ( còn gọi là phương pháp số thiết bị hiệu quả nhq). 15
    2.3.4. Lựa chọn phương pháp tính. 16
    2.4. Xác định phụ tải tính toán cho phân xưởng cơ khí. 17
    2.4.1. Phân nhóm phụ tải. 17
    2.4.2. Xác định phụ tải tính toán của từng nhóm phụ tải. 21
    2.4.3. Xác định phụ tải tính toán toàn phân xưởng cơ khí. 27
    CHƯƠNG III: THIẾT KẾ MẠNG HẠ ÁP CHO PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ
    VÀ TÍNH CHỌN CÁC THIẾT BỊ 29
    3.1. Thiết kế mạng hạ áp cho phân xưởng cơ khí. 29
    3.1.1. Đặt vấn đề. 29
    3.1.2. Một số sơ đồ cung cấp điện cho mạng hạ áp phân xưởng. 30
    3.1.3. Lựa chọn sơ đồ cung cấp điện cho mạng hạ áp của phân xưởng cơ khí. 31
    3.2. Lựa chọn các thiết bị cho mạng điện hạ áp phân xưởng 32
    3.2.1 Lựa chọn thiết bị cho tủ phân phối 32
    3.2.2. Chọn thiết bị cho các tủ động lực. 39
    CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ MẠNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG CHO PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ 52
    4.1. Đặt vấn đề 52
    4.2. Thiết kế hệ thống chiếu sáng cho toàn phân xưởng cơ khí. 52
    4.2.1. Lựa chọn số lượng và công suất của hệ thống đèn chiếu sáng chung. 52
    4.2.2. Lựa chọn cách bố trí đèn 54
    4.2.2. Lựa chọn thiết bị cho mạng chiếu sáng 55
    CHƯƠNG V: TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG, NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT COSφ CHO TOÀN PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ. 60
    5.1.Tính toán dung lượng bù để nâng cao hệ số cosφ lên 0,95. 60
    5.1.1. Đặt vấn đề. 60
    5.1.2. ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất cosφ. 60
    5.1.3. Biện pháp nâng cao hệ số công suất cos tự nhiên. 62
    5.1.4. Chọn thiết bị bù. 65
    5.1.5. Nâng cao hệ số Cosφ bằng phương pháp bù. 66
    5.1.6. Các thiết bị bù trong hệ thống cung cấp điện. 66
    5.1.7. Xác định và phân bố dung lượng bù. 68
    5.2. Thiết kế hệ thống đo lường. 70
    5.2.1. Chọn máy biến dòng. 71
    5.2.2. Chọn đồng hồ đo lường. 71
    KẾT LUẬN 73
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...