Đồ Án Thiết kế hệ thống cô đặc hai nồi xuôi chiều loại tuần hoàn trung tâm dung dịch kno3

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi levancamhd31, 9/10/12.

  1. levancamhd31

    levancamhd31 New Member

    Bài viết:
    2
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    rất mong sự đón nhận của mọi người!! cảm ơn
    Phần mở đầu:
    Để chuẩn bị làm quen với công việc của một kỹ sư hóa chất là thiết kế thiết bị và hệ thống thiết bị nhằm phục vụ quá trình sản xuất. Việc làm đồ án “Quá trình & thiết bị trong Công Nghệ hoá chất và thực phẩm” là một công việc tốt giúp chúng ta tiếp cận với thực tiễn. Trên cơ sở kiến thức đã học,chúng ta phải biết chủ động sử dụng nó một cách thành thạo và hợp lí để phục vụ đồ án của mình.
    Trong đồ án này, nhiệm vụ của ta là thiết kế hệ thống cô đặc hai nồi xuôi chiều có ống tuần hoàn trung tâm làm việc liên tục với dung dịch , năng suất 14000 kg/h, nồng độ đầu 8%, nồng độ sản phẩm 24%.
    Quá trình cô đặc
    Quá trình cô đặc là quá trình làm tăng nồng độ của chất hoà tan( không hoặc khó bay hơi) trong dung môi bay hơi. Đặc điểm của quá trình cô đặc là dung môi được tách ra khỏi dung dịch ở dạng hơi, còn chất hoà tan trong dung dịch không bay hơi, do đó nồng độ của dung chất sẽ tăng dần lên, khác với quá trình chưng cất, cấu tử trong hỗn hợp này cùng bay hơi, chỉ khác nhau về nồng độ ở mỗi nhiệt độ. Hơi của dung môi tách ra trong quá trình cô đặc gọi là hơi thứ, hơi thứ ở nhiệt độ cao có thể dùng để đun nóng 1 thiết bị khác.
    Cô đặc nhiều nồi
    Cô đặc nhiều nồi là quá trình sử dụng hơi thứ thay cho hơi đốt, do đó có ý nghĩa về sử dụng nhiệt. Nguyên tắc của cô đặc nhiều nồi là: nồi đầu dung dịch được đun nóng bằng hơi đốt, hơi bốc lên ở nồi này được đưa vào nồi thứ 2 để làm hơi đốt, hơi thứ của nồi thứ 2 lại làm hơi đốt cho nồi thứ 3 . Hơi thứ ở nồi cuối được đưa vào thiết bị ngưng tụ. Dung dịch đi vào lần lượt từ nồi đầu đến nồi cuối, qua mỗi nồi nồng độ của dung dịch tăng dần lên do một phần dung môi bốc hơi. Hệ thống cô đặc xuôi chiều được sử dụng khá phổ biến. Ưu điểm của loại này là dung dịch tự di chuyển từ nồi trước ra nồi sau nhờ chênh lệch áp suất giữa các nồi. Nhược điểm của nó là nhiệt độ
    nồi sau thấp hơn nhưng nồng độ lại cao hơn nồi trước nên độ nhớt của dung dịch tăng dần dẫn đến hệ số truyền nhiệt của hệ thống giảm từ nồi đầu đến nồi cuối .


    ____________MỤC LỤC____________
    ************************************************** ****************************
    I. Phần mở đầu. -2-
    II. Sơ đồ mô tả dây chuyền sản xuất. -3-
    III. Tính thiết bị chính. -5-
    1. Tổng lượng hơi thứ bốc ra khỏi hệ thống -5-
    2. Lượng hơi thứ bốc ra ở mỗi nồi -5-
    3. Nồng độ dung dịch trong mỗi nồi -5-
    4. Chênh lệch áp suất chung của hệ thống -6-
    5. Chênh lệch áp suất, nhiệt độ hơi đốt cho mỗi nồi -6-
    6. Tính nhiệt độ và áp suất hơi thứ ra khỏi từng nồi -6-
    7. Tính tổn thất nhiệt độ cho từng nồi -11-
    8. Tính hiệu số nhiệt độ hữu ích của hệ thống -11-
    9. Phương trình cân bằng nhiệt lượng -10-
    10. Tính hệ số cấp nhiệt, nhiệt lượng trung bình từng nồi -13-
    11. Xác định hệ số truyền nhiệt của từng nồi -19-
    12. Tính hiệu số nhiệt độ hữu ích từng nồi -20-
    13. So sánh và -22-
    14. Tính bề mặt truyền nhiệt F -22-
    IV. Tính thiết bị phụ. -23-
    1. Hệ thống thiết bị ngưng tụ baromet -23-
    2. Tính toán hệ thiết bị ngưng tụ baromet -24-
    3. Tính toán bơm chân không -29-
    V. Tính toán cơ khí. -30-
    V.A_Buồng đốt -30-
    V.B_Buồng bốc hơI -38-
    V.C_Tính một số chi tiết khác -42-
    VI. Kết luận. -53
    -


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...