Đồ Án Thiết kế hệ thống cô đặc dung dịch mía đường bằng hệ hai nồi xuôi chiều liên tục, loại ống dài năng

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu



    II. LỰA CHỌN THIẾT BỊ:
    1. Khái niệm:
    Cô đặc là phương pháp thường được dùng để tăng nồng độ một cấu tử nào đó trong dung dịch 2 hay nhiều cấu tử . Tuỳ theo tính chất của cấu tử khó bay hơi hay dễ bay hơi ta có thể tách một phần dung môi (cấu tử dễ bay hơi hơn) bằng phương pháp nhiệt độ (đun nóng) hay bằng phương pháp làm lạnh kết tinh.
    Trong đồ án này ta dùng phương pháp nhiệt. Trong phương pháp nhiệt, dưới tác dụng của nhiệt (đun nóng), dung môi chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi khi áp suất riêng phần của nó bằng áp suất bên ngoài tác dụng lên mặt thoáng của dung dịch (tức khi dung dịch sôi). Để cô đặc các dung dịch không chịu được nhiệt độ cao (như dung dịch đường) đòi hỏi phải cô đặc ở nhiệt độ đủ thấp ứng với áp suất cân bằng ở mặt thoáng thấp.
    2. Sơ lược về nguyên liệu:
    Nguyên liệu cho công đoạn cô đặc là nước mía đã được làm sạch, loại bỏ các tạp chất, tẩy màu, tẩy mùi. Sau công đoạn làm sạch, nước mía có pH khoảng 6,5 – 6,8 .
    Thành phần chính của nước mía là đường saccharose một phần nhỏ là các đường đơn (glucose, fructose ) và một số các chất vô cơ, hữu cơ khác ( axit amin, HNO3, NH3, protein, .)
    Do có hàm lượng đường cao, nước mía là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển nên trong quy trình sản xuất đường, nước mía phải được chứa đựng, vận chuyển, xử lý trong các thiết bị kín, liên tục.
    Đường saccharose không bền nhiệt, ở nhiệt độ cao và pH axit, nó dễ bị biến đổi thành các đường đơn, các hợp chất có màu làm giảm hiệu suất thu hồi đường và giảm giá thành sản phẩm. Vì vậy trong quá trình sản xuất, người ta luôn tìm cách giảm nhiệt độ vẫn bảo và giảm thời gian dung dịch tiếp xúc với nhiệt độ cao.
    3. Phân loại thiết bị cô đặc:
    Thiết bị cô đặc được chia làm 3 nhóm:
    - Nhóm 1: Dung dịch được đối lưu tự nhiên hay tuần hoàn tự nhiên. Thiết bị dạng này dùng để cô đặc các dung dịch khá loãng, độ nhớt thấp, đảm bảo sự tuần hoàn tự nhiên của dung dịch dễ dàng qua bề mặt truyền nhiệt.
    - Nhóm 2: dung dịch đối lưu cưỡng bức hay tuần hoàn cưỡng bức. Thiết bị trong nhóm này được dùng cho các dung dịch khá sệt, độ nhớt cao, giảm đựơc sự bám cặn hay kết tinh từng phần trên bề mặt truyền nhiệt.
    - Nhóm 3: dung dịch chảy thành màng mỏng, màng có thể chảy ngược lên hay xuôi xuống. Thiết bị nhóm này chỉ cho phép dung dịch chảy thành màng qua bề mặt truyền nhiệt một lần tránh sự tác dụng nhiệt độ lâu làm biến chất một số thành phần của dung dịch.
    Đối với mỗi nhóm thiết bị đều có thể thiết kế buồng đốt trong hay buồng đốt ngoài. Tuỳ theo điều kiện của dung dịch mà ta có thể sử dụng cô đặc ở điều kiện chân không, áp suất thường hay áp suất dư.
    4. Lựa chọn thiết bị cô đặc:
    Theo tính chất của nguyên liệu, cũng như ưu nhược điểm của các dạng thiết bị nói trên ta chọn loại thiết bị ống dài, thẳng đứng, màng chảy xuôi xuống có buồng đốt ngoài, sử dụng hai nồi xuôi chiều liên tục.
    Ưu điểm của hệ thống:
    Dùng thiết bị cô đặc kiểu màng chất lỏng, dung dịch vào và ra khỏi dàn ống một lần, không có tuần hoàn trở lại, nên thời gian dung dịch tiếp xúc trực tiếp với bề mặt truyền nhiệt ngắn, thích hợp với sản phẩm dễ bị biến tính vì nhiệt độ.
    Dùng hệ thống 2 nồi xuôi chiều liên tục có thể sử dụng hợp lý lượng hơi bằng cách dùng hơi thứ của nồi trước làm hơi đốt của nồi sau. Nhiệt độ của dung dịch và áp suất giảm dần từ nồi trước ra nối sau, do đó nhiệt độ của dung dịch ở nồi cuối cùng sẽ thấp.
    Sử dụng buồng đốt ngoài nhằm giảm bớt chiều cao thiết bị, tách bọt triệt để do buồng đốt cách xa không gian hơi.
    Nhược điểm:
    Hệ cô đặc 2 nồi xuôi chiều loại ống dài không có lợi khi phải cô đặc dung dịch có độ nhớt cao và nồng độ cuối lớn, vì dung dịch khi lấy ra ở nhiệt độ thấp có độ nhớt lớn nên khó lấy ra.
    Không thích hợp khi cô đặc dung dịch đến nồng độ cuối cao và dung dịch dễ kết tinh vì dung dịch sẽ dính trên đường ống gây tắc ống.
    Với ống quá dài nên việc vệ sinh ống khó khăn và ống chịu sự dãn nở vì nhiệt nhiều.
    III. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ:
    Thuyết minh quy trình công nghệ:

    CHƯƠNG 4:

    KIỂM SOÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH

    Mục tiêu điều khiển quá trình cô đặc là sản phẩm thu được phải đạt nồng độ, năng suất theo yêu cầu đồng thời, phải đảm bảo được cân bằng vật chất và nhiệt lượng.
    Để đạt được mục tiêu trên ta phải khảo sát toàn bộ hệ thống cô đặc, xác định các thông số cần kiểm tra và điều chỉnh, xác định các yếu tố nhiễu cũng như lựa chọn các đại lượng cần điều chỉnh, các tác động điều chỉnh, lựa chọn các thiết bị điều khiển và kiểm tra.
    I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN QUÁ TRÌNH CÔ ĐẶC:
    được chia làm 3 nhóm sau:
     Tác động nhiễu cho phép ổn định :
    ã Lưu lượng, nhiệt độ dòng nhập liệu:Gđ, tđ
    ã Aùp suất của hơi đốt " class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">đ.
    Đây là các yếu tố ta có thể kiểm soát được chúng, có thể ổn định được chúng.
     Đối với dòng nhập liệu các thông số cơ bản lưu lượng, nồng độ, nhiệt độ sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng dòng thành phẩm, cũng như ảnh hưởng đến diễn biến của quá trình cô đặc.
    Aûnh hưởng của lưu lượng dòng nhập liệu:
    Nếu lưu lượng đúng như đã tính là 3500 kg/h và các yếu tố khác đều ổn định thì quá trình cô đặc xảy ra đúng như ta dự đoán, chất lượng dòng thành phẩm được bảo đảm nhưng nếu:
    Nhỏ hơn 3500 kg/h (trong khoảng cho phép): quá trình cô đặc xảy ra nhanh, có thể không đủ dung dịch cho quá trình cấp nhiệt của hơi đốt , điều này có thể ảnh hưởng sự sôi trong nồi, hơi bốc lên nhiều, ảnh hưởng đến độ chân không, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp xấu nhất tức là khi lưu lượng quá ít có thể gây cháy ống truyền nhiệt, cháy sản phẩm, kết quả là quá trình cô đặc sẽ không diễn ra như mong muốn.
    Lớn hơn 3500 kg/h (trong khoảng cho phép) : lúc này lượng nhiệt do hơi đốt cung cấp sẽ không đủ để làm bay hơi dung môi, nồng độ dòng thành phẩm không đạt, vì ở đây dung dịch chỉ chảy qua dàn ống 1 lần không có tuần hoàn trở lại nên nếu lưu lượng nhiều hơn khi ta tính toán thì lượng nhiệt do hơi đốt cung cấp không đủ để đưa dung dịch đến nồng độ mong muốn. Trường hợp xấu nhất là khi lưu lượng quá lớn sẽ gây ngập trong các ống truyền nhiệt, giảm khoảng không gian bốc hơi, ảnh hưởng đến quá trình bốc hơi, quá trình cô đặc không diễn ra được.​
    [B]

    MỤC LỤC

    Chương 1: Tổng quan 2
    I. Nhiệm vụ đồ án 2
    II. Lựa chọn thiết bị 2
    III. Quy trình công nghệ 3

    Chương 2: Thiết bị cô đặc 7
    I. Sơ lược về thiết bị cô đặc 7
    II. Cân bằng vật chất năng lượng 7
    III. Kích thước thiết bị 10

    Chương 3: Thiết bị phụ 29
    I. Thiết bị ngưng tụ baromet 29
    II. Thiết bị gia nhiệt 34
    III. Tính và chọn bơm 35

    Chương 4: Kiểm soát và điều khiển quá trình 41

    Tổng kết 45

    Tài liệu tham khảo 47

    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN

    I. NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN:
    Thiết kế hệ thống cô đặc dung dịch mía đường bằng hệ hai nồi xuôi chiều liên tục, loại ống dài
    ã Năng suất nhập liệu: 3500 Kg/h
    ã Nồng độ đầu: 8% khối lượng
    ã Nồng độ cuối: 25% khối lượng
    ã Aùp suất ngưng tụ: 0,3at
    ã Aùp suất hơi đốt: 3at​
    [/B]

    [/B]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...