Đồ Án Thiết kế hệ thống cô đặc chân không gián đoạn dung dịch KOH từ nồng độ 25% đến nồng độ 40%, năng suấ

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Ngày nay, công nghiệp sản xuất hóa chất là một ngành công nghiệp quan trọng ảnh hưởng đến nhiều ngành khác. Một trong những sản phẩm được quan tâm sản xuất khá nhiều là Kali hydroxyt (KOH) do khả năng sử dụng rộng rãi của nó. Trong qui trình sản xuất KOH, quá trình cô đặc thường được sử dụng để thu được dung dịch KOH có nồng độ cao, thỏa mãn nhu cầu sử dụng đa dạng và tiết kiệm chi phí vận chuyển, tồn trữ.
    Nhiệm vụ cụ thể của ​Đồ án môn học này là thiết kế hệ thống cô đặc chân không gián đoạn dung dịch KOH từ nồng độ 25% đến nồng độ 40%, năng suất 2.5m3/mẻ, sử dụng ống chùm.
    Có thể nói thực hiện Đồ án môn học là một cơ hội tốt cho sinh viên ôn lại toàn bộ các kiến thức đã học về các quá trình và ​công nghệ ​hóa học. Ngoài ra đây còn là dịp mà sinh viên có thể tiếp cận với thực tế thông qua việc lựa chọn, tính toán và thiết kế các chi tiết của một thiết bị với các số liệu rất cụ thể và rất thực tế.
    Tuy nhiên vì còn là sinh viên nên kiến thức thực tế còn hạn hẹp do đó trong quá trình thực hiện ​đồ án khó có thể tránh được thiếu xót. Em rất mong được sự góp ý và chỉ dẫn của thầy cô và bạn bè để có thêm nhiều kiến thức chuyên môn.
    Đồ án này được thực hiện dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn trực tiếp của thầy Lê Xuân Hải, và các thầy cô bộ môn Máy và Thiết Bị khoa Công nghệ Hóa học và Dầu khí trường Đại học Bách khoa thành phố Hố Chí Minh.

    CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
    I. NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN
    Nhiệm vụ cụ thể của Đồ án môn học này là thiết kế hệ thống cô đặc chân không gián đoạn dung dịch KOH từ nồng độ 25% đến nồng độ 40%, năng suất 2.5m3/mẻ, sử dụng ống chùm.
    II. TÍNH CHẤT NGUYÊN LIỆU
    - KOH là một khối tinh thể trong suốt, màu trắng, ăn da mạnh.
    - ​Nhiệt độ nóng chảy là 360.40C (khan).
    - Nhiệt độ sôi là 13250C (khan).
    - Độ nhớt là 1.63 Cp ở 200C (dung dịch 20%).
    - Nó hấp thu mạnh hơi ẩm và CO2 của không khí, dễ chảy rữa thành K2CO3. KOH dễ dàng tan trong nước, tỏa nhiều nhiệt tạo dung dịch KOH (dạng dung dịch được sử dụng nhiều). Aùp suất hơi của nước trên KOH ở nhiệt độ phòng là 0.002 mmHg
    III. CÔ ĐẶC
    1. Định nghĩa


    KẾT LUẬN

    Hệ thống cô đặc được thiết kế gồm nồi cô đặc và thiết bị ngưng tụ baromet khá đơn giản, không phức tạp, không cần thiết bị gia nhiệt ban đầu và bồn cao vị để ổn định lưu lượng. Thời gian cô đặc tương đối ngắn (1.25 giờ), hệ số truyền nhiệt đạt được trong quá trình cô đặc là khá cao.
    Thiết bị tương đối nhỏ gọn, giá thành không quá cao có thể chấp nhận được.
    Tuy nhiên ta khó có thể điều khiển được quá trình cô đặc và thời gian cô đặc có thể thay đổi không ổn định, nông độ đạt được là không cao.
    Quá trình cô đặc là quá trình cần thiết trong công nghệ hóa chất và ​thực phẩm nên cần được nghiên cứu phát triển để có được hiệu quả cô đặc cao, chi phí thấp.​

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...