Luận Văn Thiết kế hệ thống chiếu sáng cho phân xưởng chế biến thức ăn gia súc

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CHO PHÂN XƯỞNG CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIA SÚC

    I. Yêu cầu cơ bản khi thiết kế hệ thống chiếu sáng.
    ánh sáng là phần không thể thiếu được trong quá trình sản xuất ở các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp. Để đảm bảo sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm được tốt, năng suất lao động cao, đảm bảo an toàn cho công nhân thì ngoài ánh sáng tự nhiên cần có một hệ thống chiếu sáng nhân tạo trong PX. Chiếu sáng nhân tạo bằng điện hiện nay được sử dụng rộng rãi, bởi vì chiếu sáng bằng điện có rất nhiều ưu điểm: thiết bị đơn giản, sử dụng thuận tiện, giá thành rẻ, tạo được ánh sáng gần với ánh sáng tự nhiên. Với tầm quan trọng đó vấn đề chiếu sáng đã được nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực chuyên sâu như: nguồn sáng, chiếu sáng công nghiệp, chiếu sáng công cộng v v . ở đây, trong yêu cầu thiết kế hệ thống chiếu sáng cho phân xưởng ta chỉ quan tâm đến chiếu sáng công nghiệp.
    Khi thiết kế chiếu sáng điều quan trọng nhất là phải đáp ứng được nhu cầu về độ rọi và hiệu quả của chiếu sáng đối với thị giác. Ngoài độ rọi, hiệu quả chiếu sáng còn phụ thuộc vào quang thông, mầu sắc ánh sáng, sự lựa chọn hợp lý các chao đèn, sự bố trí chiếu sáng vừa đảm bảo tính kinh tế, mỹ quan.
    Thiết kế chiếu sáng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
    Không bị loá mắt: Vì với cường độ sáng mạnh mẽ sẽ làm cho mắt có cảm giác loá, thần kinh bị căng thẳng, thị giác mất chính xác.
    Không loá do phản xạ: ở một số vật công tác có có tia phản xạ khá mạnh và trực tiếp. Do đó, khi bố trí đèn cần phải tránh hiện tượng này.
    Không có bóng tối: ở nơi sản xuất các phân xưởng không nên có bóng tối mà phải sáng đồng đều, có thể quan sát được toàn bộ phân xưởng. Muốn khử các bóng tối cục bộ thường sử dụng bóng mờ và treo cao đèn.
    Độ rọi yêu cầu phải đồng đều: Nhằm mục đích khi quan sát từ vị trí này sang vị trí khác mắt người không được điều tiết quá nhiều, gây mỏi mắt.
    Phải tạo được ánh sáng giống ánh sáng ban ngày: Để thị giác đánh giá được chính xác.
    II. Các phương pháp tính toán chiếu sáng.
    1. Phương pháp hệ số sử dụng.
    Phương pháp này dùng để sử dụng tính chiếu sáng chung, không chú ý đến hệ số phản xạ của tường và vật cảnh. Phương pháp này thường dùng để tính chiếu sáng cho các phân xưởng có diện tích lớn hơn 10 m2, không thích hợp để tính chiếu sáng cục bộ và chiếu sáng ngoài trời. Theo phương pháp này thì quang thông được xác định:

    F =
    Trong đó:
    F: quang thông của mỗi đèn, lm
    E: độ rọi, lx
    S : diện tích cần chiếu sáng, m2
    k: hệ số dự trữ
    n: số bóng đèn sử dụng trong phân xưởng
    ksd: hệ số sử dụng của đèn, phụ thuộc vào loại đèn và điều kiện của phản xạ phòng. Khi tra bảng để tìm hệ số sử dụng phải xác định được một trị số gọi là chỉ số của phòng. Chỉ số của phòng được tính:

     
Đang tải...