Luận Văn Thiết kế hệ thống cấp nước thị xã Đồng Xoài-Bình Phước

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    CHƯƠNG I
    Mở ĐầU

    I.1.Giới thiệu chung:

    Thị xã Đồng Xoài là chung tâm chính trị – văn hoá - an ninh quốc phòng của tỉnh Bình Phước và là đầu mối giao thông chiến lược quan trọng nằm ngay giao điểm của 2 tuyến giao thông quan trọng là quốc lộ 14và tỉnh lộ 741.
    Quốc lộ 14 nối Đồng Xoài lên Đắc Lắc – Tây Nguyên ra miền Trung và nối Đồng Xoài với Tràng Bản – Tây Ninh.Đây là giao thông chiến lược quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế vùngĐông Nam Bộ ,Tây Nguyên và miền Trung,cũng là một phần tuyếngiao thông chiến lược về kinh tế quốc phòng của quốc gia
    Tỉnh lộ 741 nối Đồng Xoài lên Phước Long và biên giới CamPuChia,nối Đồng Xoài về Thủ Dầu Một,thành phố Hồ Chí Minh và vùng hạt nhân tăng trưởng kinh tế phía Đông Nam Bộ nói chung và Đồng Xoài nói riêng.
    Về điều kiện tự nhiên đất đai thích hợp trồng các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao lại gần đô thị vùng Nam Bộ ,sát cạnh vùng kinh tế quan trọng điểm phía Nam với tứ giác trọng điểm kinh tế Bình Dương – Tp.Hồ Chí Minh- Biên Hoà - Vũng Tau.Đồng Xoài có điều kiện phát triển nhanh về mọi mặt ,tương lai Đồng Xoài có thể trở thành một đô thị mang tính chất trung tâm của vùng Đông Nam Bộ.


    I.2.Điều kiện tự nhiên :
    I.2.1.Vị trí địa lí

    Thị xã Đồng Xoài nằm ở phía nam tỉnh Bình Phước cách thị trấn Chơn Thành về phía Tây 40Km,cách Phú Giáo về phía nam 30km và cách Thủ Dầu Một 60km,cách biên giới CamPuChia 45km ,nằm ở vùng giáp ranh giữa tỉnh Đắc Lắc và vùng đồng bằng miền Đông Nam Bộ.
    I.2.2.Địa hình
    Địa hình Đồng Xoài mang tính chất miền trung du Đông Nam Bộ .Địa hình nói chung thấp dần từ Bắc xuống Nam,tuy nhiên do sự hình thành trên cơ sở những quả đồi liền kề nhau,đồi cao xen lẫn với thung lũng và sườn đồi thấp nên địa hình cục bộ khá phức tạp.Cao độ thay đổi từ 75m đến 100m,độ dốc từ 5%-12%.Trong toàn vùng có nhiều suối và bầu nước
    Địa hình thuộc loại đồi thấp bị chia cắt bởi các khe suối sâu và hẹp xung quanh .Thị xã nằm trên địa hình bằng phẳng hơi dốc về phía Đông Nam,Đông Bắc.Độ dốc trung bình từ 1%-8%rất thuận lợi cho tiêu thoát nước mưa,xong cũng rất dễ gây sói lở làm hư hỏng đường xá.
    I.2.3.Điều kiện địa chất.
    Cường độ chịu nén của đất khoảng 1,5kg/cm2,theo một số tài liệu khoan xây dựng công trình
    Địa chất tài nguyên là vùng đất feralit phát triển trên đá ba gian.Một vài nơi có đất pha sét và có vành phân tán vàng



    I.2.4.Nước ngầm
    Tầng chứa nước nông cách mặt đất từ 10-15mthay đổi theo địa hình và theo mùa,nhưng không chịu ảnh hưởng nhiều đến thi cônh xây dựng.Nước ngầm tầng sâu được chứa trong lớp cát cuội sỏi ở độ sâu trên 50m,tầng chứa nước này rất nghèo nàn
    I.2.5.Khí hậu
    Thị xã mang nhiều đặc điểm chung của vùng cao miền Tây Nam Bộ gần biên giới CamPuChia
    Nhiệt độ trung bình thay đổi từ 21-320C
    Mưa:tổng lượng mưa trung bình năm là 200mml với số ngày trung bình mưa là 158ngày/năm.Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 lượng mưa là 325mm
    Mùa khô kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau
    Gío:hướng gió chủ đạo thay đổi theo mùa
    Mùa khô hướng Đông Bắc mùa mưa hướng Tây Nam và Đông Nam
    Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 78,3%
    I.2.6.Thuỷ văn
    Sông Bé bắt nguồn chảy từ bắc xuống nam cách thị xã Đồng Xoài về phía tây 15km.Mùa mưa nước tràn bờ mùa khô nước cạn kiệt,xung quanh thị xã còn có các con suối như Dak Drip,Lom Bong,suối Tắc,suối Cam,suối Cốc,lưu lượng không đáng kể
    Hồ Đồng Xoài được tạo từ khe đồi trũng bằng đập chắn nước nhân tạo với diện tích lưu vực 196km2 nằm ngay đầu thị xã (chất lượng tốt)
    I.3.Điều kiện kinh tế xã hội thị xã Đồng Xoài
    I.3.1.Dân số

    Năm 1997 dân số là 25000 người
    Giai đoạn quy hoạch ngắn hạn đến năm 2010 khoảng 60.000 người
    Giai đoạn quy hoạch dài hạn đến năm 2020 khoảng 80000 người
    Dân cư tập trung chủ yếu ở phía Đông Nam của thị xã nhất là khu vực chợ Đồng Phú.Ngoài ra dân cư còn tập trung thành trục dài theo các đường giao thông lớn như quốc lộ 14,tỉnh lộ 741,đường 322
    Mật độ dân số bình quân trên toàn thị xã Đồng Xoài là 742 người/km2 ,mật độ tính trong phạm vi đất xây dựng nội ô là 9141 người/km2 .Đồng Xoài có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 2,15%
    I.3.2.Lao động
    Toàn thị xã hiện nay có khoảng gần 10000 lao động
    Trong đó :
    -Lao động nông nghiệp : 2900
    -Sản xuất dịch vụ-TTCN : 600
    -Cán bộ công nhân viên : 477
    -Lao động khác : 2182
    I.3.3.Hiện trạng nông lâm nghiệp – công nghiệp thương mại dịch vụ
    Hiện nay thị xã Đồng Xoài chưa có các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn,một số các điểm sản xuất TTCN phục vụ tại chỗ hoặc làm sản phẩm trao đổi trong ngoài tỉnh :
    Một số cơ sở sản xuất nhỏ cụ thể như :
    -Nông cụ cầm tay
    -Sản xuất gạch bông
    -Sản xuất đá các loại
    -Gỗ xẻ gia công
    -Hàng mộ các loại
    -Giấy
    -Xay sát lương thực
    -Bánh mì,nước đá
    -Rượu nhẹ có ga
    -Các cơ sở chế biến gỗ ( đặc biệt gỗ cao su ) , hàng mộc .
    Công nghiệp sản xuất cơ khí tiêu dùng và cơ khí phục vụ nông lâm nghiệp.Định hướng ưu tiên máy móc phục vụ sản xuất và chế biến sản phẩm cây công nghiệp,ưu thế mạnh của tỉnh ,của vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
    Công nghiệp VLXD : các cơ sở khai thác và sản xuất gạch,đá xây dựng gạch men , vật liệu trang trí nội thất , khung cấu kiện gỗ và kim loại
    Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ trong tỉnh trao đổi trong nước và xuất khẩu

    I.4.Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường
    I.4.1.Hệ thông giao thông của thị xã

    *Giao thông đối ngoại
    Thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước là đầu mối giao thông chiến lược nằm ngay giao điểm của 2 tuyến giao thông quan trọng là quốc lộ 14 và tỉnh lộ 741
    Quốc lộ 14 nối Đồng Xoài lên Đắc Lắc – Tây Nguyên ra miền Trung và nối Đồng Xoài với Tràng Bản – Tây Ninh.Đây là giao thông chiến lược quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế vùngĐông Nam Bộ ,Tây Nguyên và miền Trung,cũng là một phần tuyếngiao thông chiến lược về kinh tế quốc phòng của quốc gia
    Tỉnh lộ 741nối Đồng Xoài lên Phước Long và biên giới CamPuChia,nối Đồng Xoài về Thủ Dầu Một,thành phố Hồ Chí Minhvà vùng hạt nhân tăng trưởng kinh tế phía Đông Nam Bộ nói chung và Đồng Xoài nói riêng.
    *Giao thông đối nội
    Thị xã Đồng Xoài đã từng là huyện lị của tỉnh Sông Bé cũ nên cũng hình thành một mạng lưới đường .Ngoài quốc lộ 14 và tỉnh lộ 741 hiện nay do bộ giao thông vận tải quản lý đầu tư xây dựng với kết cấu mặt đường bằng bê tông atphan ,còn lại phần lớn mặt đường là đá dăm thâm nhập cấp phối đá chất lượng thấp và đang dần xuống cấp vì ít được đầu tư duy trì ,bảo dưỡng
    I.4.2. Hiện trạng cấp nước
    Thị xã Đồng Xoài chưa có hệ thống cấp nước tập chung
    Dân cư trong khu vực chr yếu dùng nước ngầm mạch nông và các giếng khơi,suối.Những vùng cao hơn dọc các trục đường quốc lộ 14 và tỉnh lộ 741 thường phải đi đổi nước vào mùa khô còn mùa mưa phải chứa nước mưa để sử dụng.Ngoài ra trong khu vực thị xã cũng có một số cơ quan và tư nhân đã khoan giếng để dùng như bệnh viện,xí nghiệp 3/2,xí nghiệp gạch.Các giếng khoan này cũng chỉ sử dụng cục bộ cho từng đơn vị cá nhâncó quyền sở hữu vì lưu lượng không đáng kể , giếng khoan sâu 80-85m , lưu lượng nước chừng 5-10m3/h.
    *Nhu cầu dùng nước
    - Nhu cầu dùng nước cho thị xã Đồng Xoài tính toán cho giai đoạn 2020 tương ứng với số dân dự kiến là 80000 người
    - Nước sinh hoạt : giai đoạn 2020 tiêu chuẩn cấp nước là 150 l/ng.ngđ , tỷ lệ cấp nước là 100%
    - Nước công trình công cộng : lấy 15% nước sinh hoạt
    - Nước cho sản xuất công nghiệp : 45 m3/ha/ng.đ
    - Nước tưới cây : 10% nước sinh hoạt
    - Nước dự phòng rò rỉ : 20% các loại nước trên
    - Nước cho bản thân trạm xử lý : 10% tổng nhu cầu
    *Tình hình nguồn nước
    a.Nước ngầm

    Chưa có tài liệu khoan thăm dò và đánh giá trữ lượng nước ngầm của khu vực nhưng qua nhận định tổng quát về tình hình nước ngầm của liên đoàn 8 địa chất thuỷ văn tổng quát về tình hình nước ngầm của toàn tỉnh Sông Bé ( cũ ) thực hiện thì vùng Đồng Phú trong đó có khu vực thị xã Đồng Xoài nằm ở phạm vi nghèo nước ngầm của tỉnh
    b.Nước mặt
    Xét về giá trị cấp nước sinh hoạt thì gần vùng khu vực có suối Cam và suối Cốc nằm ở phía Tây Bắc cách thị xã khoảng 2km,những con suối này có chất lượng tương đối tốt ,lưu lượng khá dồi dào về mùa mưa còn mùa khô thì ít nước Do để sử dụng cấp nước sinh hoạt cần đắp đập tạo hồ mới đủ nguồn nước .Hiện nay hồ suối Cam đã thi công xong về trữ lượng ,lưu lượng đủ cấp cho nhu cầu dùng nước của thị xã mà nằm ở vị trí ngay đầu thị xã rất tiện lợi cho bố trí lấy nước cấp cho thị xã
    Các thông số về hồ suối Cam :
    ã Diện tích lưu vực : 196km2
    ã Dung tích hồ lớn nhất : 11,4 triệu m3 chứa trong mùa mưa
    ã Dung tích hồ nhỏ nhất : 6,2 triệu m3 chứa trong mùa khô
    ã Dung tích trung bình : 9,1 triệu m3
    ã Mực nước lớn nhất : 76,5 m
    ã Mực nước nhỏ nhất : 72,5 m
    ã Mực nước trung bình :74,5 m
    I.4.3.Hiện trạng thoát nước và vệ sinh môi trường
    -Hệ thống thoát nước : hầu như chưa có hệ thống thoát nước , nước thải từ các hộ dân thải ra một phần tự thấm xuống đất một phần bốc hơi nước từ các cơ sở y tế , bệnh viện ,công sở và một phần bể tự hoại.Nước mưa phần lớn được chảy tràn tự nhiểntên mặt đất hoặc theo các mương đất dọc theo đường đổ ra các suối xung quanh.Hiện nay thị xã đang lập dự án về xây dựng hệ thống thoát nước nhưng khó khăn nhất là nguồn vốn đầu tư chưa xác định được
    -Điều kiện vệ sinh đô thị : việc thu gom và xử lý các loại rác đô thị cũng chưa được đầu tư thực hiện ,nhìn chung tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải ,nước thải hiện đang có chiều hướng gia tăng theo tốc độ đô thị hoá của thị xã .Tuy nhiên ở thời điểm hiện nay chưa gây tác hại nhiều lắm nhưng tương lai sẽ trở lên xấu đi nếu không được đầu tư hợp lý
    I.4.4.Các cơ sở khác
    Thị xã Đồng Xoài là trọng điểm kinh tế ,chính trị , văn hoá và an ninh quốc phòng của toàn tỉnh.Nhiều dự án về thuỷ lợi như xây dựng hồ Đồng Xoài hồ suối Cam sẽ tạo cảnh quan và hệ sinh thái tốt cho khu vực
    Đòng Xoài ở vị trí trung tâm của vùng Đông Nam Bộ là đầu mối giao thông đường bộ.Tại đây có thể hình thành một cụm kho tàng bến bãi trung chuyển,kho tàng dự trữ chiến lược cho vùng liên vùng và quốc gia
    Tỉnh Bình Phước có nhiều thắng cảnh nhiều khu rừng bảo tồn đặc biệt nhiều di tích lịch sử cách mạng.Đồng Xoài cũng là một địa danh lịch sử nổi tiếng ,Đồng Xoài có điều kiện tổ chức các cơ sở nghỉ ngơi giải trí tham quan và dịch vụ du lịch
    I.5.Tình hình sử dụng đất đai hiện nay
    Địa hình Đồng Xoài mang tính chất miền trung du Đông Nam Bộ .Địa hình nói chung thấp dần từ Bắc xuống Nam,tuy nhiên do sự hình thành trên cơ sở những quả đồi liền kề nhau,đồi cao xen lẫn với thung lũng và sườn đồi thấp nên địa hình cục bộ khá phức tạp.Cao độ thay đổi từ 75m đến 100m,độ dốc từ 5%-12%.Trong toàn vùng có nhiều suối và bầu nước
    Tình hình sử dụng đất đai : phần lớn đất trên địa bàn thị xã đã sử dụng vào xây dựng cơ bản ,trồng cây công nghiệp ,mầu hoặc các loại cây trồng khác
    Diện tích tự nhiên : toàn bộ thị xã Đồng Xoài ( ngoại và nội thị ) có diện tích 2920 ha đất trong đó
    ã Đất nông nghiệp khoảng 1000 ha ( trong đó lúa 715 ha,mầu 200 ha,còn lại là rau đậu cao su cà phê )
    ã Đất khác 1500 ha
    ã Đất sử dụng vào xây dựng cơ bản : 400 ha


    I.6.Định hướng phát triển thị xã đến năm 2020
    I.6.1.Vị trí vai trò đô thị của thị xã

    Mặc dù với cơ cấu hành chính mới do tách ra từ tỉnh Sông Bé thị xã Đồng Xoài chỉ là một thị trấn nhỏ huyện lị thuộc tỉnh Sông Bé trước đây,nhưng trong quá khứ nơi đây là trung tâm hành chính – kinh tế ơơ– văn hoá - xã hội của vùng Đông Bắc của tỉnh Sông Bé cũ và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng
    Luận chứng kinh tế kỹ thuật nâng cấp thị trấn Đồng Xoài lên thành thị xã của tỉnh Bình Phước căn cứ vào kỳ họp thứ X của quốc hội khoá IX về việc thành lập tỉnh Bình Phước và xác định Đồng Xoài là thị xã tỉnh lị của tỉnh Bình Phước năm 1997 là cơ sở để từng bước củng cố phát triển đô thị này lên ngang tầm vóc với nó
    Sự ra đời của thuỷ điẹn Thác Mơ càng khẳng định vị trí quan trọng của thị trấn Phước Long thuộc tỉnh Bình Phước trong hệ thống đô thị của cả nước
    I.6.2.Tính chất đô thị
    Thị xã Đồng Xoài trở thành trung tâm chính trị – kinh tế – văn hoá - xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh Bình Phước đồng thời là cửa ngõ nối liền vùng tài nguyên với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
    I.6.3.Phát triển dân số
    Tính toán dân số theo tỷ lệ tăng tự nhiên và tăng cơ học
    -Năm 1997 : 3 vạn dân ,tỷ lệ tăng dân số 2,8%
    -Giai đoạn đến 2000 tăng tự nhiên bình quân hàng năm : 2,5% ,tăng cơ học đột biến : 6% =>Dân số năm 2000 khoảng 4,2 vạn người
    -Giai đoạn đến năm 2005 : tăng tự nhiên bình quân hàng năm 2,2 vạn người =>Tăng cơ học : 3,8 vạn người =>dân số năm 2005 : 5,6 vạn người
    -Giai đoạn đến năm 2010 : tăng tự nhiên bình quân hàng năm : 2% =>tăng cơ học : 2% =>dân số năm 2010 : 6,8 vạn người
    -Giai đoạn đến năm 2015 : tăng tự nhiên bình quân hàng năm : 1,8% => tăng cơ học : 2% => dân số năm 2015 : 8,3 vạn người
    -Giai đoạn đến năm 2020 : tăng tự nhiên bình quân hàng năm 1,6% => tăng cơ học : 2% => dân số năm 2020 : 8 vạn người
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...