Luận Văn Thiết kế giếng khoan dầu khí Mỏ Bạch Hổ trong bồn trũng Cửu Long

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 25/1/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶC DIỂM CHUNG VỀ ĐỊA CHẤT VÙNG MỎ

    Mỏ Bạch Hổ nằm trong khu vực bồn trũng Cửu Long, thuộc thềm Sunda lớn nhất ở Tây Nam Thái Bình Dương. Sự hình thành cấu trúc địa chất hiện tại của thềm Sunda gắn liền với ba chu kì tạo địa hào Rizta, bắt đầu từ kỉ Creta muộn. Sự mở rộng bồn Tây Nam, trong đó có thềm lục địa Nam Việt Nam xảy ra vào chu kỳ 1 ( Paleogen muộn ). Tốc độ sụt lún đạt tới cực đại vào thời kì Oligoxen sớm, chu kì thứ hai gắn liền với sự tạo địa hào Rizta ven biển và sự tạo thành các bể trầm tích. Chu kì thứ ba đặc trưng bởi sự tiếp tục sụt lún của thềm biển và sự tạo thành các bể trầm tích lớn xen kẽ với các đới nâng có móng tiền Kalozoi. Hoạt động Mắcma xuất hiện vào thời kì Kalozoi muộn, nó có tác động nhất định đến cấu trúc kiến tạo chung của thềm lục địa Việt Nam. Ở phần rìa phía Tây Bắc của bồn trũng Cửu Long có tổng diện tích các lớp phủ Bazan và Andezit đạt 1 triệu km2, với bề dày không lớn lắm.
    Khác với bồn trũng ở vùng trũng Sunda, bồn trũng Cửu Long bị tách biệt hẳn ra và nằm ở sườn Đông Nam ổn định của bán đảo Đông Dương. Ở phía Tây nó bị tách ra khỏi bồn trũng Thái Lan bởi đới nâng Corat. Ở phía Nam nó bị tách hẳn ra và có chiều dài gần 500km, rộng 150km, diện tích gần 75000km2.
    Trong cấu trúc địa chất của bồn trũng Cửu Long có chứa các hệ trầm tích Lục Nguyên gốc châu thổ ven biển, có tuổi từ Mioxen – Oligoxen hiện tại. Bề dày cực đại là 7km được xác định tại hố sụt trung tâm của bồn trũng. Tổng thể 0otích của bồn trũng này là 150000km3. Nguồn cung cấp vật liệu chủ yếu là sông Mêkong (sông Cửu Long). Hiện nay trung bình hàng năm sông Mêkong đưa ra biển 187 triệu tấn phù sa.
    Như vậy, mỏ Bạch Hổ là một vòm nâng lớn, có kích thước 17x18km. Cấu tạo chia thành nhiều khối bởi nhiều dứt gãy ngang dọc, mà chủ yếu là đứt gãy dọc có biên độ giảm dần theo hướng lên trên. Cấu tạo không đối xứng đặc biệt là vùng đỉnh. Góc đổ ở cánh Tây dốc, tăng theo chiều sâu từ 6 – 160, còn cánh phía Đông là từ 6 – 100.
    Cấu tạo mỏ Bạch Hổ rất phức tạp vì có nhiều đứt gãy, đứt gãy lớn nhất nằm phía rìa Tây có biên độ a.200m theo mặt móng. Đây là phần thuận bởi một loạt đới nâng bậc ba. Chúng có cấu tạo không đối xứng bị phân cách bởi các đứt gãy thuận. Cấu tạo mỏ Bạch Hổ thuộc đới nâng trung tâm, ngoài cấu tạo này trong bồn trũng Cửu Long còn phát hiện 32 đới nâng khác có triển vọng dầu khí.
     
Đang tải...