Luận Văn Thiết kế, giám sát & mô phỏng hệ thống pha màu tự động dùng PLC S7-200

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Ác Niệm, 8/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I:LÝ THUYẾT

    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
    Hiện nay, đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
    hóa, để quá trình này phát triển nhanh chúng ta cần tập trung đầu tư vào các
    dây chuyền sản xuất tự động hóa, nhằm mục đích giảm chi phí sản xuất,
    nâng cao năng suất lao động và cho ra sản phẩm có chất lượng cao. Một
    trong những phương án đầu tư vào tự động hoá là việc ứng dụng PLC vào
    các dây chuyền sản xuất.
    Đối với những tính năng tiện ích của hệ thống PLC nên hiện nay bộ
    điều khiển này đang được sử dung rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau.
    Một trong những ngành đang phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay đó là
    ngành xây dựng, và việc ứng dụng PLC vào trong ngành xây dựng là một
    việc làm sẽ đem lại hiệu quả cao và rất phù hợp, đặc biệt là trong công đoạn
    pha chế sơn
    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
    Sơn là một trong những nguyên vật liệu chủ yếu trong ngành xây
    dựng,chủ yếu là sơn phủ bề mặt nhằm bảo vệ bề mặt đối tượng sử dụng
    đồng thời cũng là hình thức trang trí thẩm mỹ,chính vì vậy màu sắc của sơn
    là một yếu tố quan tâm hàng.Đa số việc pha Pha màu hiện nay trên thị
    trường đều được thực hiện trên phương pháp thủ công (tức theo kinh
    nghiệm). Chính vì vậy độ chính xác không cao, sản phẩm sản xuất ra đôi khi
    không theo mong muốn, tỷ lệ phế phẩm nhiều, năng suất thấp, lãng phí sức
    lao động, thời gian,
    Để loại bỏ những nhược điểm trên. Cũng như để tạo ra những sản phẩm theo mong muốn, chỉ bằng một thao tác đơn giản, đưa bộ điểu khiển lập trình PLC vào để thực hiện cụ thể là một dây chuyền sản xuất tự động: “Hệ Thống Pha màu Tự Động”.
    Mô hình này có thể sử dụng trong hệ thống trộn bêtông và một số lĩnh vực khác như pha chế hoá chất, thực phẩm,
    III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
    Từ yêu cầu của Luận văn tốt nghiệp, cũng như khả năng về kiến
    thức và thời gian không cho phép nên em chỉ thực hiện những công việc
    sau:
    Tìm hiểu mô hình Pha màu trong thực tế
    Tìm hiểu và nghiên cứu PLC S7 – 200
    Viết chương trình
    Chạy chương trình trên PLC (CPU 224)
    Tìm hiểu phần mền Win CC
    Viết giao diện bằng phần mền Win CC
    Kết nối giao tiếp giữa giao diện và chương trình PLC
    Thi công mô hình và phần cứng
    IV. HƯỚNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
    Nghiên cứu mô hình máy Pha màu từ các bồn chứa vật liệu cơ bản
    (các màu cơ bản và thành phần để tổng hợp nên màu cơ bản)
    Ấn định sản xuất một số màu (cam,rêu,nho)từ các màu cơ bản (xanh,đỏ,vàng)
    Ấn định sản xuất khối lượng được người sử dụng nhập từ giao diện
    Sử dụng giao diện để người sử dụng lựa chọn sản phẩm,khối lượng và tỷ lệ theo các thành phần màu để có một màu theo mong muốn
    Sử dụng các bộ timer để tính thời gian trộn và xả sản phẩm
    Thông qua PLC để tác động đóng mở các van cấp nguyên vật liệu, máy bơm và điều khiển động cơ khuấy trộn
    Vẽ giao diện về mô hình và bảng điều khiển để dễ dàng trong việc giám sát và điều khiển
    Kết nối giữa giao diện và chương trình PLC thông qua MOBUS
    Thi công mô hình và điều khiển mô hình hoàn toàn hoạt động
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...