Đồ Án Thiết kế đường qua hai điểm A-B

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I
    GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TUYẾN




    I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG :
    Bất kỳ một Quốc Gia nào muốn có nền kinh tế quốc dân phát triển thì cần phải có một hệ thống giao thông vững chắc và hoàn chỉnh, vì giao thông có vai trò quyết định không nhỏ đến sự phát triển của Đất nước.
    Đất nước ta trong những năm gần đây phát triển rất mạnh mẽ, nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa ngày càng tăng cao, trong khi đó mạng lưới đường ôtô ở nước ta lại rất hạn chế, phần lớn chúng ta sử dụng những tuyến đường cũ mà những tuyến đường này không đủ để đáp ứng được nhu cầu vận chuyển rất lớn như hiện nay. Mặt khác , trong những năm gần đây nhu cầu vận tải của cả nước ngày một lớn , điều này tỉ lệ với lưu lượng tham gia vận tải đường bộ ngày một cao .
    Chính vì vậy, trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay của Đất nước- ở thời kỳ đổi mới dưới chính sách đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã thu hút được sự đầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài. Nên việc cải tạo, nâng cấp mở rộng các tuyến đường có sẵn và việc xây dựng mới các tuyến đường ôtô đã trở thành nhu cầu thiết yếu và ngày càng trở nên bức thiết để làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và quốc phòng, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
    Tuyến đường thiết kế nối liền 2 điểm A-B là tuyến đường miền Núi thuộc tỉnh Tây Ninh. Đây là tuyến đường làm mới có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Tuyến đường nối các trung tâm kinh tế-chính trị-văn hóa của các địa phương, phục vụ cho việc đi lại thuận lợi cho nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Đặc biệt là phục vụ cho công tác quốc phòng. Vì vậy, nó thực sự cần thiết và phù hợp với chính sách phát triển.
    Tỉnh Tây Ninh giáp với các tỉnh Đồng Nai , Bình dương , TP HCM . xa hơn là Thành Phố và Vũng Tàu là những tỉnh thành có tiềm năng phát triển công nghiệp mạnh ở Miền Nam. Tây Ninh là tỉnh có nhiều khu di tích lịch sử, đặc biệt hơn là về các nghành sản xuất và Nông nghiệp đang phát triển rất mạnh . Do đó xây dựng tuyến đường A – B trong tỉnh là sự đầu tư rất cần thiết. Sau khi tuyến xây dựng xong nó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp, Nông nghiệp của tỉnh cũng như sự tăng trưởng tốt hơn cho cả nước.
    Trải qua hai thời kỳ kháng chiến, mạng lưới đường giao thông vận tải của nước ta bị tàn phá nặng nề. Việc sửa chữa nâng cấp mạng lưới đường đường giao thông trong những năm từ khi hòa bình đến nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông của cả nước. Hơn nữa, vài năm gần đây, nước ta cải cách kinh tế, mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài làm cho lưu lượng giao thông tăng lên một cách nhanh chóng, gây ra hiện tượng ùn tắc giao thông trong các thành phố lớn. Còn ở các vùng nông thôn, miền núi, trung du, mạng lưới đường giao thông rất mỏng không đảm bảo được nhu cầu phát triển kinh tế , văn hóa ở các vùng này .Vì vậy , việc xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông trong cả nước , đặc biệt là ở vùng núi , là nhiệm vụ vô cùng cần thiết .

    II – TÌNH HÌNH CHUNG TUYẾN A-B
    Tình hình dân sinh – kinh tế:
    - Về kinh tế:
    Khu vực tuyến đi qua dân cư thưa thớt, họ sống tập trung thành từng cụm bản làng. Đa số dân cư đây là người các dân tộc thiểu số, sống chủ yếu dựa vào hoa màu, nương rẫy. Từ sau ngày giải phóng, nhờ chính sách kinh tế mới của đảng và nhà nước ta nên đã thu hút được dân cư ở các vùng khác về đây lập nghiệp. Cây công nghiệp như cà phê, tiêu, điều, cao su được phát triển mạnh đã góp phần cải thiện đời sống của đồng bào. Việc hoàn thành tuyến A-B sẽ giúp cho việc vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn, rút ngắn khoảng cách mức sống của cư dân ở đây với thành thị.
    - Về chính trị:
    Tình hình chính trị ở đây tương đối ổn định. Tuy trước đây có nhiều tệ nạn xã hội. Nhờ chính sách đổi mới của Đảng và sự quan tâm đến các vùng dân tộc của nhà nước cũng như sự nâng cao ý thức của ngưới dân cho nên các tệ nạn Xã hội ngày càng được loại bỏ ra khỏi cộng đồng. Ngày nay nhân dân ở đây luôn tin tưởng và thực hiện tốt chính sách, đường lối của Đảng và nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
    - Về văn hóa:
    Nơi đây tập trung nhiều dân tộäc thiểu số và họ có nền văn hóa rất đặc trưng, một nền văn hóa còn mang bản chất của một nền văn hóa dân tộc sâu sắc và được bảo tồn qua nhiều thế hệ. Nơi đây còn nhiều di sản văn hóa, nền văn hóa được in đậm nhất trong từng lời ca tiếng nhạc Ngày nay, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và nhà nước trong vùng đã có các phương tiện thông tin đại chúng để đem đến các bản làng ánh sáng văn hóa của Đảng. Nhân dân ngày càng hiểu rõ hơn các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật được tuyên truyền rộng rãi. Trường học, bệnh xá được xây dựng đã đẩy lùi nạn mù chữ và các dịch bệnh.

    III- CÁC ĐIỀU KIỆN địa lý TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC TUYẾN:
    Qua nghiên cứu bản đồ địa hình và điều tra thăm dò khu vực tuyến, chúng ta thu thập được các đặt điểm về địa lý tự nhiên khu vực tuyến như sau:
    - Địa hình – địa mạo:
    Tuyến A-B nằm trong khu vực sườn núi có địa hình tương đối thoải. Điểm bắt đầu tuyến có độ cao 57.52m, điểm kết thúc có độ cao 45m chiều dài tuyến 1 là 9548.56 m, chiều dài tuyến 2 là 9832.76 m.
    Do có độ dốc nên khi có mưa sự tập trung nước lớn và tạo thành những con suối. Tùy theo mùa mà những con suối này có lúc có nước và có lúc không có nước. Sự chia cắt của những con suối càng làm cho địa hình thêm phức tạp. Tuy nhiên nhìn chung tuyến đi qua vùng địa hình có thể thiết kế được con đường với cấp hạng kỹ thuật cao mà vẫn đảm bảo được các chỉ tiêu về kinh tế và kỹ thuật đề ra.
    - Vật liệu xây dựng :
    Nguồn nguyên vật liệu dùng để xây dựng tuyến đường chủ yếu như : đá, cát, đất đắp nền đường có sẵn và phong phú tại khu vực .Do vậy cần khai thác và tận dụng tối đa các loại vật liệu địa phương sẵn có thì giá thành xây dựng tuyến sẽ giảm đáng kể do cự ly vận chuyển thấp .
    Qua khảo sát ta thấy đất xây dựng nền đắp có thể lấy từ nền đào ngay cạnh đó, từ những mỏ đất gần vị trí tuyến hoặc đào những thùng đấu ngay cạnh đường. Cát có thể khai thác ở những bãi dọc theo suối . Các loại vật liệu khác như cây gỗ tre nứa sẵn có dùng làm láng trại ,cốt pha ,các công trình phụ trợ ; rất thuận lợi cho việc tổ chức và triển khai thực hiện xây dựng tuỵến đường.
    - Tình hình địa chất- thủy văn:
    Tình hình địa chất khu vực này không có gì đặc biệt. Vùng tuyến đi qua tương đối ổn định, vùng này chủ yếu là đất hoàn thổ, trên cùng là lớp đất hữu cơ dầy10-20 cm, lớp kế là lớp đất cát, đất sét lẫn sỏi sạn có độ dầy 4-6 m, dưới hết là lớp đá gốc có cường độ cao và ít bị mài mòn xâm thực. Vùng tuyến đi qua không có hiện tượng sụp lở, đá lăn, không có hang động, castơ rất thuận lợi cho việc thi công nền đường Sông suối trong vùng chủ yếu là suối cạn, vào mùa khô suối không có nước và thường chảy mạnh vào mùa mưa
    - Tình hình khí hậu:
    Tuyến đi qua nằm sâu trong nội địa cho nên chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa rõ rệt và thường chia làm hai mùa:
    + Mùa khô từ tháng 10 đến tháng tư
    + Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9
    - Lượng mưa:
    Số ngày mưa vùng tương đối nhỏ. Lưu vực đổ về suối nhỏ, vì vậy lưu lượng của những con suối vào mùa mưa cũng không lớn lắm cho nên không cần làm nhiều cầu cống lớn. Nhìn chung tình hình địa hình địa chất thủy văn có nhiều thuận lợi cho việc đi tuyến sau này
    Tháng 7,8,9 là những tháng có số ngày mưa, lượng mưa và bốc hơi nhiều nhất. Độ ẩm của những tháng này cũng cao nhất trong năm.
    Tháng mưa nhiều nhất là tháng 8
    - Gió:
    Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 và gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 năm sau . Vì vậy phải chú ý chọn thời điểm xây dựng vào mùa nắng tốt .


    CÓ ĐẦY ĐỦ BẢN VẼ VÀ THUYẾT MINH
     
Đang tải...