Luận Văn Thiết kế động cơ không đồng bộ

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thiết kế động cơ không đồng bộ
    Bước vào thế kỉ 21 con người chúng ta đang sống trong thế kỉ của nền văn minh công nghiệp. Có thể nói rằng nguồn gốc cũng như sự thúc đẩy nền công nghiệp phát triển chủ yếu dựa vào việc ứng dụng các nguồn năng lượng vào cuộc sống của chúng ta .Năng lượng tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau do đó việc biến đổi năng lượng để sử dụng theo mục đích của con ngưòi cũng đòi hỏi phải có những trang thiết bị hiện đại .Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật con người đã chế tạo ra các thiết bị biến đổi năng lượng cực kì tối tân ,một trong các thiết bị đó chính là động cơ điện .Động cơ điện biến đổi điện năng thành cơ năng , là một trong các trang thiết bị không thể thiếu trong nền công nghiệp và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Kể từ khi năng lượng điện được phát hiện và đi đôi với nó là các trang thiết bị mới ra đời thì động cơ điện cũng ra đời và phát triển từ đó .Ngày nay động cơ điện được sử dụng rộng rãi nhất là động cơ điện không đồng bộ rôto lồng sóc , có thể nói nó đã và đang thay thế gần hết các loại động cơ khác .
    Nguyên nhân động cơ điện được sử dụng rộng rãi là do nó có kết cấu đơn giản, làm việc chắc chắn , hiệu suất cao, giá thành hạ .Trong công nghiệp động cơ không đồng bộ thường được dùng làm nguồn động lực cho máy cán thép vừa và nhỏ,làm nguồn động lực cho các máy công cụ ở các nhà máy công nghiệp nhẹ .Trong đời sống hàng ngày động cơ không đồng bộ cũng dần chiếm một vị trí quan trọng: quạt gió ,động cơ trong tủ lạnh
    Tóm lại cùng với sự phát triển của nền sản suất điện khí hoá , tự động hoá và sinh hoạt của con người thì phạm vi ứng dụng của động cơ không đồng bộ ngày càng rộng rãi. Chính vì tầm quan trọng của động cơ không đồng bộ nên em đã chọn đề tài thiết kế động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc làm đồ án tốt nghiệp .
    Kết cấu đề tài
    Phần I: Khái quát chung về động cơ không đồng bộ
    Phần II: Tính toán và thiết kế chi tiết
    Phần III: Thiết kế kết cấu
    Phần IV: Chuyên đề và kết luận
     
Đang tải...