Đồ Án Thiết kế động cơ không đồng bộ 3 pha rôtor lồng sóc

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước ngày càng phát triển cao hơn trong mọi lĩnh vực : công nghiệp, giao thông và các dịch vụ trong cuộc sống hằng ngày. Thực tế cho thấy máy điện không đồng bộ nói chung và động cơ không đồng bộ nói riêng. Do có kết cấu đơn giản dễ chế tạo, làm việc chắc chắn, hiệu suất cao, giá thành lại hạ mà nổi bật nhất là động cơ không đồng bộ rôtor lồng sóc và được sử dụng rộng rãi nhất. Trong công nghiệp được dùng nó làm nguồn động lực cho máy cản, máy công cụ trong công nghiệp nhẹ trong hầm mỏ dùng máy tời, quạt gió trong nông nghiệp dùng máy bơm, máy gia công nông sản trong dịch vụ hằng ngày máy điện không đồng bộ cũng chiếm một vị trí khá quan trọng như được dùng cho máy quay đĩa. Quạt gió, động cơ cho tủ lạnh và các thiết bị khác
    Tóm lại, theo sự phát triển của nền sản xuất điện khí hoá và tự động hoá ngày càng cao trong sản xuất, đời sống và trong một số lĩnh vực khác. Cho nên phạm vi ứng dụng của máy điện không đồng bộ nói chung và động cơ không đồng bộ nói riêng ngày càng rộng rãi và thông dụng nhiều nhất là động cơ không đồng bộ Rôtor lồng sóc có công suất vừa và nhỏ vì so với các loại động cơ khác nó có ưu điểm nổi bật hơn hẳn, ngoài ra trong khi làm việc ít gây tiếng ồn và không gây ra cản nhiễu vô tuyến. Nhưng nó có một số nhược điểm là mômen mở máy nhỏ, dòng điện mở máy lớn, điều chỉnh tốc độ khó khăn. Do đó không thể khởi động trực tiếp hay làm việc trong một số trường hợp tải cần mômen lớn và tốc độ lớn đểkhắc phục nhược điểm này thì người ta chế tạo ra loại động cơ không đồng bộ rôtor lồng sóc nhiều tốc độ, dùng rôtor rãnh sâu, lồng sóc kép nhằm để hạ được dòng điện khởi đông và tăng được mômen mở máy và điều chỉnh tốc độ dễ dàng hơn.
    Trong suốt thời gian học chuyên nghành về máy điện cũng không đủ nhiều cho đến khi nhận đề tài tốt nghiệp, em được khoa và bộ môn thiết bị điện giao cho nhiệm vụ thiết kế động cơ không đồng bộ 3 pha rôtor lồng sóc với các số liệu ban đầu như trên.
    Để hoàn thành nhiệm vụ yêu cầu của bang thiết kế đặt ra, em được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo bộ môn và đặt biệt là thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Trung Cư, cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành nhiệm vụ của bảng thiết kế tuần tự theo các chương nhỏ sau:

    LỜI NÓI ĐẦU
    CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG
    A. Phân loại và kết cấu và nguyên lý hoạt động của động cơ:
    I. Phân loại:
    II.Kết cấu:
    1.Phần tĩnh hay Stator:
    2. Phần quay hay Rotor:
    3. Khe hở:
    CHƯƠNG II : KÍCH THƯỚC CHỦ YẾU
    1. Tốc độ đồng bộ :
    2. Đường kính ngoài Stator :
    3. Đường kính trong Stator :
    4. Công suất tính toán :
    5. Chiều dài tính toán của lõi sắt Stator :
    6. Bước cực :
    7. Lập phương án so sánh :
    8. Dòng điện pha định mức :
    CHƯƠNG III :
    THIẾT KẾ DÂY QUẤN, RÃNH STATOR VÀ KHE HỞ KHÔNG KHÍ
    9. Số rãnh Stator :
    10. Bước rãnh Stator :
    11. Số thanh dẫn tác dụng của một rãnh :
    12. Số vòng dây nối tiếp của một pha :
    13. Tiết diện và đường kính dây dẫn :
    CHƯƠNG IV :
    DÂY QUẤN RÃNH VÀ GÔNG RÔTOR
    CHƯƠNGV :TÍNH TOÁN MẠCH TỪ:
    CHƯƠNG VI :
    THAM SỐ CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN Ở CHẾ ĐỘ ĐỊNH MỨC
    CHƯƠNG VII :
    TỔN HAO THÉP VÀ TỔN HAO CƠ
    CHƯƠNG VIII : ĐẶC TÍNH LÀM VIỆC :
    CHƯƠNG IX: TÍNH TOÁN ĐẶC TÍNH KHỞI ĐỘNG :
    CHƯƠNG X: TÍNH TOÁN NHIỆT
    CHƯƠNG XI:
    TRỌNG LƯỢNG VẬT LIỆU TÁC DỤNG
    VÀ CHỈ TIÊU SỬ DỤNG
    CHƯƠNG XII. TÍNH TOÁN TRỤC
    CHƯƠNG XIII: CHUYÊN ĐỀ
    THIẾT BỊ VÀCÔNG NGHỆ LÕI SẮT MÁY ĐIỆN QUAY
    1.Chọn kích thước tấm tôn và thiết kế quy trình cắt dập:
    2.Dập các lá tôn theo bảnh vẻ thiết kế :
    3.Ghép các lá tôn thành lõi theo kích thước thiết kế :
    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    Nói chung trong quá trình thiết kế, tuy bản thiết kế đã hoàn thành và đạt được yêu cầu, chỉ tiêu cũng như tiêu chuẩn của nhà nước của bản thiết kế đề ra.
    Nhưng em là một sinh viên mới bắt tay vào việc nghiên cứu và thiết kế vả lại đề tài về máy điện rất đa dạng và phong phú, hơn nữa thời gian có hạn. Cho nên em không tránh khỏi nhưng thiếu xót và cũng như không tối ưu của vấn đề. Do đó em rất mong sự thông cảm và bỏ qua của thầy cô về những sai sót của em trong bảng thiết kế và em mong muốn nhận được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô trong bộ môn để cho em học hỏi và rút kinh nghiệm về sau.​
     
Đang tải...