Đồ Án Thiết kế động cơ Diesel công suất 2940 KW

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 13/12/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính thời sự của đề tài.
    Sự phát triển của ngành giao thông vận tải đánh giá tốc độ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, giao thông vận tải giữ một vai trò cực kì quan trọng. Trong bối cảnh đất nước ta hiện nay, giao thông vận tải càng khẳng định vai trò của nó và đang phát triển không ngừng, hoà chung với sự phát triển đó ngành vận tải thuỷ cũng đã và đang khặng định mình bằng những đội tàu lớn và hiện đại.
    Trên đa số các con tàu vượt đại dương cũng như các tuyến trong nước, động cơ Diezel vẫn đang được sử dụng làm động cơ chính và việc khai thác hệ động lực tàu thủy đã áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật. Ngày nay công nghiệp đóng tàu phát triển một cách nhảy vọt. Tuy nhiên phần lớn các động cơ Diezel đều nhập từ nước ngoài, để đặt nền móng cho nghành công nghiệp chế tạo động cơ Diesel thì việc thiết kế một động cỏ để đặt được các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật là vô cùng quan trọng.
    Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam là một trường chuyên nghiệp đào tạo một bộ phận kỹ sư đóng tàu và có nhiệm vụ trang trí, sửa chữa hệ thông động lực tàu thủy. Sau mỗi khoá học, mỗi sinh viên được nhận một đề tài tốt nghiệp nhằm nghiên cứu tổng hợp lại những kiến thức đã được học tập ở trường, làm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật phục vụ tốt cho ngành .
    2.Mục đích của đề tài.
    Thiết kế động cơ Diesel, công suất 2940 KW.
    3.Nội dung chính của đề tài.
    Mỏ đầu
    Chương 1. Lựa chọn phương án thiết kế.
    Chương 2. Thiết kế động cơ Diesel, công suất 2940 KW.
    2.1 Tính các thông số của chu trình công tác động cơ Diesel
    2.2 Tính toán động học và động lực họccủa cơ cấu biên khuỷu.
    2.3 Tính kết cấu, nghiệm bền một số chi tiết
    2.4 : Tính toán các hệ thống phục vụ.
    Chương 3. : Kết luận.
    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
    - Về lý thuyết sử dụng các tài liệu liên quan đến thiết kế động cơ Diesel của thầy Lê Viết Lượng.
    - ứng dụng phần mềm tính chu trình công tác để tính toán các thông số kỹ thuật của động cơ, động học và động lực học của các hệ thống nhằm phục vụ cho việc tính toán thiết kế động cơ Diesel.
    5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
    Đề tài chỉ giới hạn trong việc thiết kế động cơ Diesel nhằm đáp ứng được công suất 2940 KW để thỏa mãn nhu cầu thiết kế.
    6. í nghĩa khoa học và thực tiễn.
    Đề tài có ý nghhĩa khoa học và thực tiễn, nghiên cứu và làm rõ được phương pháp thiết kế động cơ Diesel nói chung và động cơ Diesel tàu thủy nói riêng đáp ứng được công suất thiết kế và điều kiện làm việc của động cơ. Từ đó có thể áp dụng vào sản xuất và cải tiến nâng cao được chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật cho động cơ và làm giảm thiểu hư hỏng các chi tiết. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên trong ngành cơ khí đóng tàu và các nghành cơ khí khác.

    MỤC LỤC
    Chương, mục Tên chương mục
    Nhiệm vụ thư
    Mục lục
    Bảng quy đổi đơn vị
    Mở Đầu
    1. Lí do chọn đề tài
    2. Mục đích
    3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
    4. ý nghĩa thực tế của đề tài nghiên cứu
    Chương 1. lựa chọn phương án thiết kế.
    Chương 2. thiết kế động cơ diesel, công suất 2940 kw
    2.1. Tính các thông số của chu trình công tác động cơ Diesel
    2.1.1. Lựa chọ công thức tính.
    2.1.2. kết quả tính toán
    2.2 Tính toán động học và động lực học của cơ cấu biên khuỷu
    2.2.1. Tính toán động học của cơ cấu biên khuỷu
    2.2.2. Tính toán động lực học của cơ cấu biên khuỷu
    2.2.2.1. Tính các thông số cần cho tính toán.
    2.2.2.2. Xây dựng đồ thị công.
    2.2.2.3. Lập bảng biểu diễn các hành trình công tác.
    2.2.2.4. Tính góc công tác và lựa chọn các thứ tự làm việc của các xilanh.
    2.2.2.5. Đồ thị tổng lực tiếp tuyến.
    2.2.2.6. Đồ thị lực tác dụng lên cổ biên.
    2.2.2.7. Đồ thị lực tác dụng lên bạc biên.

    2.2.2.8. Đồ thị lực tác dụng lên cổ trục.
    2.2.2.9. Đồ thị mài mòn.
    2.2.3 Tính toàn bánh đà.
    2.3. Tính toán kết cấu và nghiệm bền một số chi tiết cơ bản của động cơ.
    2.3.1. Tính toán kết cấu và nghiệm bền một số chi tiết cố định của động cơ.
    2.3.2. Tính toán kết cấu và nghiệm bền một số chi tiết chuyển động của động cơ
    2.4. Tính chọn thiết bị một số hệ thống phục vụ động cơ.
    2.4.1. Hệ thống nhiên liệu.
    2.4.2. Hệ thống bôi trơn.
    2.4.3. Hệ thống làm mát.
    2.4.4. Hệ thống khởi động.
    Chương 3. Kết luận và kiến nghị.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Các bản vẽ dùng để báo cáo tốt nghiệp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...