Tiểu Luận Thiết kế đề thi đánh giá kết quả học tập môn sinh học lớp 12

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TIỂU LUẬN
    Môn học: Cơ sở khoa học và thiết kế các loại hình kiểm tra đánh giá kết quả học tập

    THIẾT KẾ ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
    MÔN SINH HỌC LỚP 12

    MỤC LỤC
    Trang
    I. GIỚI THIỆU 3
    II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP . 3
    1. Vai trò và chức năng của kiểm tra đánh giá trong giáo dục 3
    2. Cơ sở khoa học của kiểm tra đánh giá kết quả học tập . 4
    2.1 Các thuật ngữ, định nghĩa . 4
    2.2 Mối quan hệ giữa Thi/kiểm tra – Đo lường đánh giá – Đánh giá 6
    3. Các loại hình kiểm tra đánh giá trong dạy học . 7
    3.1 Các loại kiểm tra đánh giá trong dạy học 7
    3.2 Hình thức thi và dạng thức câu hỏi . 8
    4. Nguyên tắc và quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập . 8
    4.1 Các nguyên tắc cơ bản trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập 8
    4.2 Quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập . 9
    4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập . 11
    III. THIẾT KẾ ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN SINH LỚP 12
    1. Giới thiệu môn học . 11
    2. Giới thiệu nội dung, hình thức và mục đích của đề thi . 11
    2.1 Tên đề thi . 12
    2.2 Mục đích thi 12
    2.3 Khối lượng kiến thức/kỹ năng cần đo lường đánh giá 12
    2.4 Những loại hình thi/ kiểm tra sẽ được sử dụng 12
    2.5 Mục đích sử dụng các kết quả thi này . 12
    3. Đối tượng học sinh . 13
    4. Thời lượng và các cơ sở vật chất cần có để tổ chức được kỳ thi này 13
    5. Những điều kiện cần thiết để tổ chức kiểm tra/ thi 13
    6. Bảng ma trận/ bảng trọng số câu hỏi thi 13
    7. Nội dung câu hỏi của đề thi và đáp án 14
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 21

    NỘI DUNG
    I. GIỚI THIỆU
    Dạy và học trong bối cảnh nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển căn bản của một đứa trẻ. Với ý nghĩa to lớn đó quá trình dạy và học cần được kiểm tra, đánh giá một cách khoa học, nghiêm túc để có những định hướng điều chỉnh thích hợp đảm bảo cho sự phát triển của cá nhân.
    Hiện nay ở nước ta, nội dung chương trình và phương pháp dạy học đang từng bước được đổi mới để đáp ứng kịp thời với sự phát triển của xã hội. Những quy định cơ bản về hình thức và nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cũng cần được nghiên cứu để có những đổi mới thích hợp góp phần tạo động lực cho hoạt động học tập của học sinh và tạo điều kiện cho sự đổi mới toàn diện Giáo dục Việt Nam.
    Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hoạt động mang tính khoa học và nghệ thuật cao. Khoa học để đảm bảo tính khách quan, chính xác của kết quả kiểm tra, đánh giá. Nghệ thuật vì kết quả học tập của học sinh là một sản phẩm sống, linh hoạt và biến đổi bởi nhiều nguyên nhân rất khác nhau. Để có thể vận dụng tốt hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cần có sự đầu tư nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, thấu đáo của các nhà giáo dục.
    Vì vậy là một giáo viên bộ môn Sinh học ở trường Trung học phổ thông, sau khi được nghiên cứu môn học về “ Cơ sở khoa học và thiết kế các loại hình kiểm tra đánh giá kết quả học tập” tôi đã vận dụng thực hiện bài tiểu luận để thiết kế một đề thi đánh giá kết quả học tập môn Sinh học lớp 12 của học sinh.
    II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
    1. Vai trò và chức năng của kiểm tra đánh giá trong giáo dục
    v Kiểm tra đánh giá là một bộ phận, một khâu không thể tách rời của quá trình giáo dục. Kiểm tra đánh giá giúp cung cấp thông tin về kết quả học tập của học sinh, có vai trò phản hồi cho quá trình giáo dục, có tác dụng tích cực trong việc điều chỉnh và là cơ sở cho quá trình đổi mới, phát triển giáo dục.
    Đối với học sinh, kiểm tra đánh giá với hình thức phù hợp sẽ tạo ra một động lực mạnh mẽ kích thích sự nỗ lực vươn lên trong học tập một cách tích cực, tự giác của học sinh. Kiểm tra đánh giá được tiến hành tốt giúp học sinh có cơ hội để củng cố tri thức, rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận dụng tri thức, phát triển trí tuệ và năng lực tư duy sáng tạo. Đồng thời việc kiểm tra đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời những
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...