Đồ Án Thiết kế dây chuyền sản xuất oleum – Axit sunfuric 240.000 tấn/năm+bản vẽ

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời cảm ơn

    Từ lâu loài người đã biết đến axit sunfuric. Đầu tiên người ta chế tạo bằng cách chưng sắt sunfat, đến nửa thế kỉ XV, họ đốt diêm tiêu trong các bình chứa lớn và thêm nước để sản xuất axit sunfuric dùng trong y học. Đến năm 1770, nhà máy sản xuất axit sunfuric đầu tiên được xây dựng ở nước Anh. Nguyên tắc là đốt lưu huỳnh và muối nitrat trong các bình kim loại sau đó dùng nước hấp thụ khí bay ra trong bình thủy tinh, và đầu thế kỉ XIX họ bắt đầu đốt lưu huỳnh trong lò đốt.
    Ở nước ta, năm 1959 nhà máy Suppe phốt phát Lâm Thao ra đời dưới sự trợ giúp của chính phủ Liên xô, trong đó có một dây chuyền sản xuất axit sunfuric bằng phương pháp tiếp xúc đi từ nguyên liệu quặng pirit. Từ khi xây dựng đến nay, nhà máy không ngừng mở rộng và phát triển, cải tiến kĩ thuật từ lò đốt là lò cơ khí với năng suất 4 vạn tấn/năm, tới lò đốt là lò tầng sôi với năng suất 9 vạn tấn/năm. Hiện nay nhà máy đã lắp đặt và đi vào sản xuất dây chuyền sản xuất axit sunfuric đi từ nguyên liệu là lưu huỳnh thì dây chuyền sản xuất đơn giản đi rất nhiều.
    Đề tài “Thiết kế dây chuyền sản xuất oleum – axit axit sunfuric 240.000 tấn/năm” là công việc tập sự làm kĩ sư của một sinh viên. Nhờ sự giảng dạy tận tình của quí thầy cô trong khoa Hóa mà nhất là lòng đầy nhiệt tình, tận tâm của thầy HOÀNG MINH NAM kính mến, đồng thời được sự giúp đỡ của bạn bè và nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Phạm vi đề tài không thể đưa ra hết các lí luận lí thuyết cũng như tính toán chi tiết cho từng công đoạn sản xuất trong công nghệ sản xuất axit sunfuric. Ở phạm vi đề tài chỉ đề cập tới sản xuất axit sunfuric bằng phương pháp tiếp xúc là phương pháp phổ biến nhất hiện nay ở trong nước và trên toàn thế giới.
    Trong những năm học qua, quí thầy cô giáo đã từng bước dẫn dắt em có được những kĩ năng tính toán lí luận của một người kĩ sư để làm luận văn. Nội dung đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, em rất mong muốn được quí thầy cô góp ý xây dựng để đạt đến sự hoàn thiện nhất.
    Em chân thành cảm ơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...