Đồ Án Thiết kế dây chuyền rửa kính tự động+ bản vẽ

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    Xuất phát từ nhu cầu của thực tế sản xuất công nghiệp các sản phẩm kính mắt từ thuỷ tinh quang học cũng như các sản phẩm chi tiết quang làm từ thuỷ tinh quang học. Nguyên công rửa chi tiết trước khi mạ phủ màng lên chi tiết quang là vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng của màng mỏng cũng như chi tiết quang. Hiện nay nhà máy kính mắt Hà Nội với sản lượng kính cỡ khoảng 14000 chiếc/tháng và yêu cầu mạ màng giảm phản xạ là nhu cầu cấp bách của thị trường.



    Trong dây chuyền sản xuất, nguyên công rửa nằm giữa nguyên công gia công chi tiết quang và nguyên công mạ phủ

    Yêu cầu về tự động hoá dây chuyền là rất cấp thiết vì các lý do :

    - Số lượng lớn /ngày

    - Sản xuất 24/24 giờ

    - Yêu cầu về độ sạch cao, độ an toàn không vỡ không hỏng.

    Từ các yêu cầu trên em đi đến cách giải quyết vấn đề thiết kế như sau:

    - Để đảm bảo được số lượng lớn trên ngày như thế em thiết kế một dây chuyền rửa kính tự động hệ thống được thiết kế có thể làm việc một cách tự động trong suốt thời gian hoạt động của nhà máy cho phép tiết kiệm tối đa thời gian thừa của công việc rửa thủ công đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về bề mặt làm việc của kính cũng như các chi tiết quang.


    Kết luận

    - Với đề tài: Thiết kế dây chuyền rửa kính tự động em đã làm được một số vấn đề sau:

    - Từ lý thuyết của quy trình công nghệ rửa chi tiết quang nói chung em đã đưa ra một quy trình rửa cho dây chuyền này. Trong nền công nghiệp hiện nay vấn đề tự động hoá đòi hỏi tất cả các quốc gia phải thực hiện. PLC là một ngôn ngữ cho phép làm điều đó, nó có thể cho phép các thiết bị hoạt động một cách tự động hoàn toàn mặc dù PLC có cấu trúc khá đơn giản.

    - Trong thiết kế, về cơ bản em đã đưa ra được mô hình một dây truyền rửa kính

    quang học, có nhiều khả năng ứng dụng trong thực tế. Mô hình cũng có thể áp dụng đối với các chi tiết quang học khác bằng cách thay đổi lại kết cấu của giá đựng. Đối với các chi tiết plastic ta phải thay dung dịch rửa có thể chọn dung dich rửa là HF 1%, nếu dùng dung dịch axit hay kiềm để rửa thì dẫn tới hiện tượng ăn mòn chi tiết plastic.

    Dây chuyền sử dụng PLC công nghiệp, có cấu trúc đơn giản, độ ổn định cao (24/24 giờ không bị lỗi), lập trình đơn giản. Mà đối với công nghiệp càng đơn giản càng tốt. Ví dụ: Điều khiển tay máy công nghiệp PLC có thể cho phép tay máy di chuyển đến những vị trí chính xác trong khi chương trình điều khiển lại rất đơn giản. Nhờ có PLC trong dây chuyền này mà đã tối ưu được thời gian rửa, số lượng thùng rửa trong dây chuyền.

    Trong phần thiết kế, em đã sử dụng động cơ thường (động cơ 3 pha, 2 pha điện áp 220V) và sử dụng thêm bộ biến tần. Đây là một biện pháp điều chỉnh động cơ một cách dễ dàng không phải dùng đến động cơ đặc biệt (động cơ bước cỡ lớn )

    Trong thiết kế công nghiệp ngoài yêu cầu đáp ứng về kỹ thuật, còn phải quan tâm đến vấn đề kinh tế. ở thiết kế trên em đã thiết kế các chi tiết ở mức giá công ty có thể chấp nhận được

    Đồ án này được hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn, tài liệu tham khảo còn ít, cơ sở lý thuyết quá rộng nên không thể tránh được những sai sót. Tuy vậy sau rất nhiều cố gắng, đôi khi tưởng như không thể vượt qua nhưng em đã nhận được sự giúp đỡ chân thành của các thầy cô giáo và đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Phương Mai đã tận tình chỉ bảo trong thời gian qua nên em đã cơ bản hoàn thành được khối lượng được giao. Em xin tỏ lòng biết ơn các thầy cô trong bộ môn CKCX &QH cùng các bạn bè trong lớp đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...