Đồ Án Thiết kế công nghệ và dây chuyền công nghệ làm sạch hóa học vải dệt kim

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thiết kế công nghệ và dây chuyền công nghệ làm sạch hóa học vải dệt kim
    MỞ ĐẦU

    May mặc là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Nó không những giúp cho con người chống đỡ thời tiết, khí hậu thiên nhiên mà còn tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Ngành dệt nước ta đang phát triển khá nhanh và đang tập trung vào các mặt hàng chất lượng cao để xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt tới 4,8 USD, chỉ đứng thứ hai sau dầu khí. Theo chiến lược của ngành dệt may tính đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của ngành sẽ đạt tới 10 tỷ USD.
    Trong các mặt hàng xuất khẩu thì hàng dệt kim có một ý nghĩa đáng kể. Hàng dệt kim thường may thành phẩm rồi mới đem xuất khẩu và hình thành các xí nghiệp dệt may khép kín, trong các xí nghiệp này thì khâu nhuộm - hoàn tất đóng một vai trò hết sức quan trọng có tính chất quyết định đến lượng sản phẩm cuối cùng.
    Trong số các hàng dệt kim thì các mặt hàng Pe/Co được quan tâm sản xuất ngày càng nhiều và sử dụng rất phổ biến trên thế giới.
    Tỷ lệ pha giữa Polyeste và Cotton thường là: 65/35; 67/33; 85/15. Tỷ lệ PES càng cao thì sợi càng bền nhưng sản phẩm sẽ cứng và kém hút ẩm, bởi vậy xí nghiệp được thiết kế sẽ dùng loại vải Pe/Co 67/33 là vừa phải. Các mặt hàng của xí nghiệp sản xuất (vải trắng và vải màu) chủ yếu là để may quần áo mặc ngoài, quần áo thể thao, quần áo thu đông .
    Trong khuôn khổ của bản đồ án này, việc thiết kế chỉ tập trung vào khâu công nghệ tiền xử lý nhuộm và hoàn tất cho các mặt hàng xí nghiệp sản xuất. Với nhiệm vụ thiết kế xí nghiệp nhuộm- hoàn tất vải dệt kim từ sợi Pe/Co 67/33 với công suất 2000 tấn/năm, được xây dựng mới hy vọng sẽ góp phần vào sự tăng trưởng chung của ngành dệt may nước ta.
     
Đang tải...