Luận Văn Thiết kế công nghệ phần vỏ tàu kéo công suất 4000CV đóng mới tại Công Ty TNHH MTV Đóng Tàu An Phú

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Thiết kế công nghệ phần vỏ tàu kéo công suất 4000CV đóng mới tại Công Ty TNHH MTV Đóng Tàu An Phú


    MỤC LỤC
    LỜI CÁM ƠN i
    ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP . ii
    MỤC LỤC vi
    DANH MỤC HÌNH viii
    LỜI NÓI ĐẦU .ix
    CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1.1. Lý do chọn đề tài 1
    1.2. Tổng quan về vần đề thiết kế công nghệ hiện nay .2
    1.2.1. Vấn đề thiết kế công nghệ trong nước 2
    1.2.2. Vấn đề thiết kế công nghệ thế giới 3
    1.3. Mục tiêu, phương pháp, giới hạn nội dung nghiên cứu .3
    1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu 3
    1.3.2. Phương pháp nghiên cứu .3
    1.3.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu . 3
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ TÀU KÉO 4000CV 4
    2.1. Yêu cầu của cơ sở sản xuất 4
    2.1.1. Yêu cầu của cơ sở sản xuất .4
    2.1.2. Hồ sơ bản vẽ của Công Ty TNHH MTV Đóng Tàu An Phú cung cấp .4
    2.2 . Năng lực cơ sở sản xuất .5
    2.2.1. Giới thiệu chung 5
    2.2.2. Nhân lực 5
    2.2.3. Máy móc trang thiết bị 6
    2.2.4. Mặt bằng nhà xưởng .10
    2.2.5. Khả năng đóng mới và sửa chữa tàu .11
    2.3. Phân tích đặc điểm kết cấu tàu kéo 4000CV .11
    2.3.1. Khái quát chung về tàu kéo 4000CV 11
    2.3.2. Đặc điểm kết cấu chung tàu kéo 4000 CV 12
    vii
    2.4. Phân tích đặc điểm kết cấu các phân tổng đoạntàu kéo 4000CV 17
    Phân tích đặc điểm kết cấu phân đoạn lái – PĐ1 17
    2.4.1. Giới thiệu về phân đoạn lái – PĐ1 17
    2.4.2. Hệ thống kết cấu của phân đoạn lái – PĐ1 .17
    2.4.3. Đặc điểm các chi tiết kết cấu ngang 17
    2.4.4. Đặc điểm các chi tiết kết cấu dọc 17
    2.4.5. Đặc điểm các chi tiết kết cấu khác 18
    CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ PHẦN VỎ TÀU KÉO 4000CV .19
    3.1. Tách, đặt tên và tính khối lượng chi tiết 19
    3.2. Xây dựng thảo đồ cắt thép 20
    3.3. Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo tàu kéo 4000CV 20
    3.3.1. Công tác chuẩn bị 20
    3.3.2. Chế tạo và gia công chi tiết .20
    3.3.3. Nguyên tắc lắp ráp 21
    3.3.4. Chế tạo cụm chi tiết điển hình cho tàu kéo 4000 CV .22
    3.3.5. Quy trình công nghệ chế tạo phân đoạn lái – PĐ1 .23
    3.4. Đấu đà .32
    3.4.1. Lựa chọn phương pháp đấu đà: .32
    3.4.2. Công tác chuẩn bị 32
    3.4.3.Quy trình lắp ráp phân đoạn chuẩn xuống Ụ .33
    3.4.4. Đấu đà phân đoạn giữa tàu – PĐ3 vào phân đoạn chuẩn 38
    CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .40
    4.1. Kết luận 40
    4.2. Đề xuất .40
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .42
    viii
    DANH MỤC HÌNH
    Hình 2.1. Máy hàn hồ quang tay 7
    Hình 2.2. Máy dập 7
    Hình 2.3. Xe cẩu .8
    Hình 2.4. Máy cắt tôn .8
    Hình 2.5. Máy chấn tôn 9
    Hình 2.6. Máy tiện trục chân vịt 9
    Hình 2.7. Máy tời .10
    Hình 2.8. Ụ chìm .10
    Hình 3.1. Cụm chi tiết thép chữ T .22
    Hình 3.2. Cụm chi tiết con trạch chống va 23
    Hình 3.3. Cụm chi tiết tấm phẳng .24
    Hình 3.4. Cụm chi tiết tấm phẳng có gắn nẹp gia cường (vách 3) .25
    Hình 3.5. Phân đoạn trung gian PĐ1 - Đáy 26
    Hình 3.6. Phân đoạn trung gian PĐ1 – Mạn phải .27
    Hình 3.7. Phân đoạn trung gian PĐ1 – Boong 28
    Hình 3.8. Phân đoạn lái – PĐ1 29
    Hình 3.9. Phân chia tổng đoạn 32
    Hình 3.10. Phân đoạn chuẩn PĐ2 .34
    Hình 3.11. Cân chỉnh dọc tâm phân đoạn chuẩn PĐ2 .35
    Hình 3.12. Cân chỉnh nghiêng ngang phân đoạn chuẩn PĐ2 .36
    Hình 3.13. Cân chỉnh nghiêng dọc phân đoạn chuẩn PĐ2 .37
    Hình 3.14. Phương pháp cắt bỏ lượng dư lắp ráp .38
    ix
    LỜI NÓI ĐẦU
    Đất nước ta với bờ biển dài trên 3.200 km và vị tríđịa lý nằm trong khu vực
    kinh tế năng động trên thế giới. Vì vậy, chúng ta có nhiều tiềm năng trong việc phát
    triển kinh tế biển và ngành công nghiệp đóng tàu. Cùng với sự phát triển của các
    ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp đóng tàu của nước tađã và đang từng
    bước khẳng định mình, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội, và được xem
    như một ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta.
    Trong năm 2013, Công Ty TNHH MTV Đóng Tàu An Phú sẽđóng mới loạt
    tàu lai dắt 4000 CV với số lượng ba chiếc cho Công ty cổ phần vận tải biển Falcon.
    Trước yêu cầu khắt khe của đối tác, Công Ty TNHH MTV Đóng Tàu An Phú muốn
    đóng thử nghiệm những chiếc tàu kéo trong loạt này có áp dụng thiết kế công nghệ.
    Với kiến thức về chuyên ngành đã được đào tạo trongnhà trường, nhóm chúng tôi
    đã quyết định chọn và thực hiện đề tài “Thiết kế công nghệ phần vỏ tàu kéo công
    suất 4000CV đóng mới tại Công Ty TNHH MTV Đóng Tàu An Phú” nhằm mong
    muốn đây là tài liệu để tham khảo trong ngành và làtài liệu học tập cho các sinh
    viên khóa sau.
    Được sự phân công của bộ môn, trong thời gian từ ngày 22/02/2012 đến
    ngày 11/07/2012, nhóm đã thực hiện đề tài “Thiết kế công nghệ phần vỏ tàu kéo
    công suất 4000CV đóng mới tại Công Ty TNHH MTV ĐóngTàu An Phú” với
    nội dung gồm 4 chương như sau:
    Chương 1:Đặt vấn đề
    Chương 2:Cơ sở thiết kế công nghệ tàu kéo 4000 CV
    Chương 3: Thiết kế công nghệ phần vỏ tàu kéo 4000 CV
    Chương 4: Kết luận và đề xuất ý kiến


    CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. Lý do chọn đề tài
    Như đã biết thiết kế công nghệ là từ bản vẽ kết cấucủa thiết kế kỹ thuật, dựa
    vào điều kiện thi công của nhà máy người ta đi lập phương án lắp ráp chúng để tạo
    thành một khối và lắp ráp thành tàu. Việc thiết kế công nghệ mang lại rất nhiều hiệu
    quả trong đó đáng chú ý nhất là rút ngắn thời gian tàu nằm trên đà, thời gian thi
    công được giảm xuống, hoạch toán được chi phí vật liệu sử dụng, tính sơ bộ được giá
    thành của con tàu
    Mặc dù trong nhiều năm qua Công Ty TNHH MTV Đóng Tàu An Phú đã
    chứng minh được là một công ty đóng tàu cỡ nhỏ nổi tiếng trong cả nước. Sản phẩm
    tàu lai dắt là một trong những sản phẩm nổi tiếng nhất của công ty. Và nó đã trở
    thành một thương hiệu nên khi nhắc đến Công Ty TNHHMTV Đóng Tàu An Phú
    người ta đều biết đến là công ty chuyên về đóng mớisản phẩm tàu lai dắt.
    Nhưng hiện nay Công Ty TNHH MTV Đóng Tàu An Phú đóng tàu chủ yếu
    dựa vào kinh nghiệm của công nhân và phương pháp đóng tàu là lắp ráp liên khớp
    không có thiết kế công nghệ. Trước đây, Công Ty TNHH MTV Đóng Tàu An Phú
    cũng không có nhu cầu mua thiết kế công nghệ vì phải tốn thêm một khoảng chi
    phí. Trong tương lai Công Ty TNHH MTV Đóng Tàu An Phú có nhu cầu thay đổi
    phương pháp đóng tàu để phù hợp với công nghệ hiện đại. Vì vậy, thiết kế công
    nghệ cần thiết cho Công Ty TNHH MTV Đóng Tàu An Phúkhi công ty thay đổi
    phương pháp đóng tàu nhằm mang lại hiệu quả kinh tếkỹ thuật.
    Trong năm 2013, Công Ty TNHH MTV Đóng Tàu An Phú sẽ đóng mới loạt
    tàu lai dắt 4000 CV với số lượng ba chiếc cho Công ty cổ phần vận tải biển Falcon.
    Trước yêu cầu khắt khe của đối tác, Công Ty TNHH MTV Đóng Tàu An Phú muốn
    đóng thử nghiệm những chiếc tàu kéo trong loạt này có áp dụng thiết kế công nghệ.
    Trước yêu cầu thực tế sản xuất của Công Ty TNHH MTVĐóng Tàu An Phú
    như vậy, là những sinh viên nghành đóng tàu sắp tốtnghiệp, chúng em nhóm sáu
    2
    người đã quyết định áp dụng các kiến thức lý thuyếtđã học tại trường để giải quyết
    một vấn đề thực tế sản xuất của công ty.
    Từ những lý do trên nên nhóm chúng em gồm sáu thànhviên: Mai Xuân
    Phú, Trương Minh Thoại, Nguyễn Đức Cao, Vũ Huy Cậy,Trần Thành An,
    Nguyễn Thanh Vương đã quyết định lựa chọn đề tài “Thiết kế công nghệ phần vỏ
    tàu kéo công suất 4000CV đóng mới tại Công Ty TNHH MTV Đóng Tàu An
    Phú” là thực sự rất có ý nghĩa và cần thiết.
    1.2. Tổng quan về vần đề thiết kế công nghệ hiện nay
    1.2.1. Vấn đề thiết kế công nghệ trong nước
    Tuy Việt Nam đã đứng trong tốp cường quốc đóng tàu hàng đầu trên thế giới
    nhưng không vì thế mà có thể khẳng định ngành thiếtkế tàu của chúng ta đã phát
    triển bắt kịp với các nước có đóng tàu phát triển trên thế giới.
    Thực tế đã chứng minh cho đến nay chúng ta vẫn chưathiết kế được những
    tàu có trọng tải lớn. Tất cả những bản thiết kế đềuphải mua từ nước ngoài. Chúng
    ta chỉ mới thiết kế được những tàu có trọng tải nhỏnhư tàu sông, tàu ca, ca nô Vì
    thế có thể khẳng định chúng ta vẫn đang làm công vi ệc đóng tàu thuê cho nước ngoài.
    Vấn đề thiết kế trong nước chủ yếu là thiết kế công nghệ tức là từ hồ sơ thiết
    kế kỹ thuật tiến hành thiết kế quy trình sản xuất phù hợp với năng lực hiện có của
    nhà máy đóng con tàu đó.
    Tuy nhiên cũng chỉ là với những nhà máy lớn ở phía Bắc như Nam Triệu,
    Bạch Đằng và những tàu nhỏ có trọng tải dưới 20000tấn được đóng tại phía Nam
    như tàu kéo cảng đóng tại Công ty đóng tàu dầu khí Dung Quất, Công ty Sông Thu.
    Để phục vụ quá trình thiết kế và bước đầu cũng manglại hiệu quả khả quan
    nhưng có thể khẳng định ngành thiết kế tàu của chúng ta vẫn còn rất non trẻ, việc
    thiết kế công nghệ chúng ta hiện nay vẫn còn chưa phát triển tương xứng với vị thế
    của đóng tàu Việt Nam trên trường quốc tế.
    3
    1.2.2. Vấn đề thiết kế công nghệ thế giới
    Ở những nước có nền công nghiệp đóng tàu phát triểnnhư Mỹ, Nga, Hàn
    Quốc thiết kế công nghệ đã phát triển rất nhanh. Quá trình thiết kế công nghệ
    đang dần đến mức hoàn thiện.
    Việc thiết kế công nghệ được thực hiện một cách dễ dàng dưới sự hỗ trợ của
    các phần mềm chuyên dùng. Quá trình thiết kế công nghệ được thực hiện bởi cùng
    công ty thiết kế kỹ thuật được áp dụng cho một nhà máy cụ thể nên gặp rất nhiều
    thuận lợi, hơn nữa năng lực của những công ty tại các nước đó lại rất lớn, trang thiết
    bị hiện đại cộng với đội ngũ công nhân có trình độ cao nên việc thiết kế công nghệ
    lại càng thuận lợi hơn và hiện nay thiết kế công nghệ ở những nước này đã phát
    triển đến mức hoàn thiện.
    Việc thiết kế công nghệ gần như được hoàn thiện ngay sau thiết kế kỹ thuật.
    1.3. Mục tiêu, phương pháp, giới hạn nội dung nghiên cứu
    1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Từ mục đích ý nghĩa của đề tài đã nêu trong phần lýdo chọn đề tài, mục tiêu
    của đề tài mong muốn đạt được là: Thiết kế công nghệ phần vỏ tàu kéo công suất
    4000CV đóng mới tại công ty An Phú.
    1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
    Kết hợp giữa lý thuyết về công nghệ đóng tàu đã họctại trường với thực tế
    sản xuất tại Công ty TNHH MTV Đóng tàu An Phú.
    1.3.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu
    Từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài và ý nghĩa mong muốn cần đạt được, đề
    tài và yêu cầu của Công ty TNHH MTV Đóng tàu An Phú được giới hạn nội dung sau:
    1. Phân tích đặc điểm kết cấu của tàu kéo 4000 CV.
    2. Phân tích đặc điểm kết cấu của từng phân đoạn của tàu kéo 4000 CV.
    3. Bóc tách chi tiết và tính khối lượng thành phẩm phần vỏ tàu kéo 4000 CV.
    4. Xây dựng thảo đồ cắt thép và dự toán vật tư nhập liệu phần vỏ tàu kéo 4000 CV.
    5. Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo tàu kéo 4000 CV.
    6. Kết luận và những đề xuất.
    4
    CHƯƠNG 2:
    CƠ SỞ THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ TÀU KÉO 4000CV
    2.1. Yêu cầu của cơ sở sản xuất
    2.1.1. Yêu cầu của cơ sở sản xuất
    Công ty TNHH MTV Đóng Tàu An Phú là một công ty chuyên về đóng mới
    các loại tàu kéo. Công ty TNHH MTV Đóng Tàu An Phú đóng tàu chủ yếu dựa vào
    kinh nghiệm của công nhân và phương pháp đóng tàu là lắp ráp liên khớp không có
    thiết kế công nghệ, hiệu quả kinh tế kỹ thuật chưa cao.
    Trong năm 2013, Công Ty TNHH MTV Đóng Tàu An Phú sẽ đóng mới loạt
    tàu lai dắt 2x2000 CV với số lượng ba chiếc cho Công ty cổ phần vận tải biển
    Falcon. Nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của đối tác, mang lại hiệu quả kinh tế kỹ
    thuật, Công Ty TNHH MTV Đóng Tàu An Phú muốn áp dụng thiết kế công nghệ
    vào việc đóng thử nghiệm những chiếc tàu kéo trong loạt này.
    Trước tình hình thực tế như vậy, Công Ty TNHH MTV Đóng Tàu An Phú
    đưa ra yêu cầu các hạng mục thiết kế công nghệ cần phải đạt được như sau:
    1. Bóc tách, đặt tên và tính khối lượng thành phẩm tất cả các chi tiết kết cấu
    phần vỏ của tàu kéo 4000CV.
    2. Xây dựng thảo đồ cắt thép và tính khối lượng vật liệu phần vỏ của tàu
    kéo 4000CV.
    3. Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo tàu kéo 4000CV theo phương
    pháp đóng tàu hiên đại và phù hợp với năng lực của công ty.
    4. Đề xuất bổ sung trang thiết bị, máy móc phục vụ cho công nghệ đóng tàu
    hiện đại.
    2.1.2. Hồ sơ bản vẽ của Công Ty TNHH MTV Đóng Tàu An Phú cung cấp
    Bản vẽ tuyến hình
    Bản vẽ bố trí chung
    Bản vẽ kết cấu cơ bản
    Bản vẽ mặt cắt ngang
    5
    Bản vẽ trải tôn
    2.2 . Năng lực cơ sở sản xuất
    2.2.1. Giới thiệu chung
    Tiền thân của Công ty đóng tàu An Phú là Xí Nghiệp Liên Hợp Đóng Tàu
    được thành lập năm 1979. Đến năm 1993, để phù hợp với nhu cầu phát triển sản
    xuất và sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà Nước Xí Nghiệp Liên Hợp Đóng Tàu
    được đổi tên thành Công ty đóng tàu An Phú theo quyết định số 44/QĐ-UB của Ủy
    Ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh ban hành ngày 26-03-1993.
    VĂN PHÒNG GIAO DỊCH:
    Địa chỉ: 26/14 -15 Bến Vân Đồn –P.12 - Q4 - TP.Hồ Chí Minh
    Điện thoại: 089402546 - 08.8263976
    Fax : 08.8264315
    NHÀ MÁY CỦA CÔNG TY – TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT:
    Địạ chỉ: 18 Đường Đào Trí – KP3 – P.phú Nhuận – Quận 7 – TP.Hồ Chí Minh
    Điện thoại: 08.8733849 – 08.7731754
    Fax : 08.8733038
    Email: <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="99fdedf8ecf8f7e9f1ecd9eaf8f0fef6f7f7fcedb7eff7">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();

    CHI NHÁNH VŨNG TÀU:
    Địa chỉ: 55 Đường 30/4 – P.9 – TP. Vũng Tàu
    Điện thoại: 064.838347
    Fax : 064.833748
    Email: <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="d5b1babbb2a1b4a0b4bba5bda095bdb6b8fba3bbbbfba3bb">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();

    2.2.2. Nhân lực
    Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân năng động, kinh nghiệm gồm 30
    kỹ sư (vỏ tàu, máy, điện, thiết bị hang hải) và hơn400 công nhân tay nghề cao (thợ
    hàn, máy ) bao gồm:
    - Thợ sắt: 250 người
    - Thợ hàn: 60 người (có 28 người được cấp giấy chứng nhận của đăng kiểm
    Việt Nam)


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Đức Ân, Võ Trọng Can, Công nghệ đóng và sửa chữa tàu thủy, Nhà
    xuất bản Đại Học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003
    2. Trần Công Nghị, Sổ tay kỹ thuật tàu thủy, Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội,
    2008
    3. Trần Gia Thái, Kết cấu tàu thủy, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2010
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...