Thiết kế công nghệ môn Tiếng Việt lớp 2 bậc tiểu học

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THÔNG TIN CHUNG

    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Thạch Thị Lan Anh
    Đơn vị công tác: Trường phổ thông cơ sở thực nghiệm, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
    Điện thoại: 04 38787667
    Thư ký đề tài: ThS. Ngô Hiền Tuyên; Thành viên: GS.TSKH. Hồ Ngọc Đại; ThS. Đoàn Thị Thúy Hạnh; ThS. Võ Thanh Hà.
    Thời gian thực hiện: Từ 05/2007 đến 05/2009

    Mục tiêu nghiên cứu

    Thiết kế quy trình công nghệ học cho môn học Tiếng Việt 2 Công nghệ giáo dục.

    Nội dung nghiên cứu

    Nghiên cứu các tài liệu dạy Tiếng Việt của CGD; nghiên cứu cơ sở lý luận về CGD, công nghệ học, cách học; nghiên cứu các yếu tố tâm lý của học sinh lớp 2; thiết kế các mẫu tài liệu dành cho học sinh (tài liệu Tự học tiếng Việt 2); thiết kế các mẫu tài liệu cho giáo viên (tài liệu Thiết kế Tiếng Việt 2); tổ chức dạy thực nghiệm; chỉnh sửa tài liệu; thu thập số liệu, phân tích, đánh giá, tổng kết.

    Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm giáo dục; Phương pháp chuyên gia hỗ trợ .

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1/ Về lí luận

    Đề tài tổng hợp những cơ sở lý luận liên quan, như: Cơ sở triết học; Cơ sở tâm lý học (Đặc điểm tâm lý của trẻ em hiện đại, đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, các trường phái tâm lý nghiên cứu về việc học); Cơ sở ngôn ngữ học (Về từ pháp, về ngữ, câu).
    Đề tài nghiên cứu một số khái niệm cơ bản có liên quan:

    - Công nghệ giáo dục: Thuật ngữ Công nghệ giáo dục xuất hiện lần đầu ở Hoa Kỳ vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ XI. Dạy học chư¬ơng trình hoá là con đẻ đầu tiên của cách tiếp cận công nghệ này.

    - Công nghệ giáo dục (CGD) hiểu theo lý thuyết của Hồ Ngọc Đại: Nội dung chính của công nghệ giáo dục có thể đư¬ợc thu gọn vào những luận điểm cơ bản sau:

    ã Thứ nhất: Quan niệm về trẻ em và nhà tr¬ường hiện đại-Trẻ em là một thực thể tự vận động theo quy luật của bản thân nó; Trẻ em là nhân vật trung tâm trong nhà trường hiện đại. Trẻ em đ¬ược phát triển một cách tự nhiên, mỗi em trở thành chính mình; Nhà tr¬ường tạo ra sức lao động cho trẻ em và tạo cho trẻ em niềm vui.

    ã Thứ hai: Thiết kế công nghệ giáo dục - Dựa trên cơ sở của tâm lý học hoạt động, CGD có thể thu gọn vào công thức: A  a (Trong đó: A - nội dung của nền văn minh hiện đại ở bên ngoài trẻ em; a - sản phẩm giáo dục trong mỗi cá nhân học sinh; quy trình chuyển vào trong.

    ã Công nghệ giáo dục là thành tựu của cách dạy.

    - Công nghệ học: Công nghệ học là một dòng tâm lý học giáo dục đi sâu nghiên cứu về cách học và dạy cách học cho ng¬ời học. Theo Hồ Ngọc Ðại thì công nghệ học là ‘cốt lõi’ của Công nghệ giáo dục (CNGD). Việc học nói chung có thể phân giải thành hai thành phần: Học Cái gì - việc Học làm ra sản phẩm gì?; Học bằng cách nào - việc học diễn ra trong thực tiễn như¬ thế nào? (Hồ Ngọc Ðại, Giải pháp phát triển giáo dục, Tr32). Vì vậy, hoạt động học mang đặc thù: ”là một hoạt động có tổ chức, ban đầu thực hiện ở bên ngoài, một cách vật chất có thể kiểm soát đ¬ược một cách cảm tính và trực quan. Sau đó thực hiện tiếp quá trình biến hình thức bên ngoài thành hình thức bên trong, thành tâm lý, ý thức, nhân cách. Quá trình này cũng đư¬ợc kiểm soát chặt chẽ, trải qua từng bước, từng giai đoạn » (Hồ Ngọc Ðại, Tâm lý học dạy học, Tr47).

    2/ Về thực tiễn

    Đề tài trình bày về cách dạy từ, ngữ trong nhà trường và thực tiễn của công nghệ giáo dục.

    Thiết kế công nghệ học môn Tiếng Việt 2 CNGD bao gồm các bước:

    - Định hướng lý thuyết: Theo Hồ Ngọc Đại: «Công nghệ học chẳng qua là cách tổ chức và kiểm soát quá trình hình thành sản phẩm giáo dục, sao cho sản phẩm là tất yếu ở mức độ bắt buộc phải có». Dựa trên 3 nguyên tắc: nguyên tắc phát triển, nguyên tắc chuẩn mực, nguyên tắc tối ¬ưu. Ðề tài mong muốn góp sức đư¬a ra những giải pháp cho các vấn đề cốt lõi: Tổ chức quá trình giáo dục (lựa chọn nội dung khoa học, nghiên cứu thiết kế tài liệu, thực nghiệm, .) nh¬ư thế nào? và Bằng cách nào kiểm soát đ¬ược sản phẩm giáo dục (khả năng lĩnh hội, vận dụng tri thức, kĩ năng hình thành, hoạt động kiểm tra đánh giá .) ở ng¬ười học?

    - Thiết kế tài liệu: Đề tài so sánh mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá giữa bộ tài liệu đã có và bộ tài liệu theo hướng nghiên cứu.

    Đề tài thiết kế tài liệu gồm 2 loại: 1/ Tài liệu tự học cho học sinh; 2/ Tài liệu thiết kế.

    Tài liệu Tự học cho học sinh dựa trên 1/ nguyên tắc: Bám sát nội dung ch¬ương trình tài liệu Tiếng Việt 2 CNGD; Hệ thống kiến thức ôn tập đư¬ợc sắp xếp lôgic chặt chẽ phù hợp với tri thức mà học sinh đã lĩnh hội; Bài đọc có nội dung phong phú, thuộc nhiều thể loại khác nhau, gây đ¬ược hứng thú học tập cho học sinh; Trình bày khoa học, t¬ường minh giúp học sinh dễ thực hiện; 2/ Nội dung- Từ sự lựa chọn Cái trong phần định hư¬ớng lý thuyết, tài liệu Tự học đ¬ược định hình ở các kiến thức cơ bản: Tên gọi, Từ, Ngữ, Câu; 3/ Cách thiết kế - Tài liệu Tự học Tiếng Việt 2, đúng với tên gọi của nó, nhằm mang đến cho học sinh một phư¬ơng pháp tự học nên đ¬ược thiết kế thành 3 việc (Việc 1: Luyện tập; Việc 2: Sử dụng; Việc 3: Rèn luyện kĩ năng); 4/ Mẫu cụ thể xem trong Thiết kế tài liệu Tự học Tiếng Việt 2 CNGD,(tr 33); 5/ Phân tích sư phạm mẫu- Thiết kế này đã bám sát tri thức khoa học đ¬ược hình thành ở tài liệu Tiếng Việt 2 CNGD.Thiết kế triển khai thành 3 việc (Việc 1: Dùng vật liệu mới để luyện tập, củng cố chất liệu mới hình thành; Việc 2: Vận dụng, vận dụng sáng tạo để biến chất liệu thành phư¬ơng tiện ngôn ngữ; Việc 3: Phát triển các kĩ năng: Bài đọc đ¬ược thiết kế nhằm rèn luyện và phát triển kĩ năng đọc - đọc hiểu, nói khi gặp một vấn đề trong cuộc sống, nghe - nhận nhiệm vụ, nghe - viết khi viết bài chính tả).

    Tài liệu thiết kế Tiếng Việt 2 dựa trên 1/ Nguyên tắc- Các bản thiết kế trung thành với t¬ư tư¬ởng công nghệ học; Thiết kế đ¬ược hệ thống việc làm dành cho học sinh, mỗi việc đều do học sinh tự làm lấy, thầy giáo chỉ là ng¬ười dẫn dắt; Thầy giáo là ngư¬ời chủ động tổ chức quá trình phát triển của trẻ em, biết phân giải quá trình đó, biết nắm quá trình và từng bư¬ớc một chắc chắn thực hiện quá trình, tạo ra đ¬ược sản phẩm giáo dục đích thực ở trẻ em; 2/ Nội dung - Quá trình học của học sinh đ¬ược tổ chức qua 3 bước (B¬ước 1: Hình thành khái niệm mới; Bước 2: Củng cố khái niệm; Bư¬ớc 3: Vận dụng); 3/ Cấu trúc - Ðể thể hiện rõ tinh thần của một bản thiết kế theo hư¬ớng công nghệ học, để có thể trao tận tay cho ng¬ười giáo viên một công nghệ thực thi, chúng tôi xây dựng bản thiết kế của mình theo 4 nội dung (Quy trình; Việc làm của T; Việc làm của H; Sản phẩm giáo dục); 4/ Thiết kế mẫu; 5/ Phân tích sư phạm thiết kế mẫu.

    Sau đó đề tài tiến hành thực nghiệm:

    - Mục đích thực nghiệm và nội dung thực nghiệm: 1/ Mục đích – đi tìm kết luận tin cậy về quy trình công nghệ học Tiếng Việt 2 CNGD và đề xuất được phương án chỉnh sửa tài liệu cho phù hợp; 2/ Nội dung: Tổ chức dạy thực nghiệm 57 tiết môn Tiếng Việt 2 theo bộ tài liệu Tiếng Việt lớp 2 CGD. Đề tài tiến hành chọn các mẫu để thiết kế, bao gồm các phần tên gọi, từ, ngữ, câu. Ở mỗi phần đều được thiết kế các tiết hình thành khái niệm, củng cố khái niệm, chính tả, tập đọc.

    - Tiến trình thực nghiệm : Đề tài tiến hành thực nghiệm theo 4 bước: 1/ Nghiên cứu viết thiết kế công nghệ học môn Tiếng Việt 2 CNGD; 2/ Thực nghiệm trên lớp; 3/ Khảo sát, đánh giá kết quả; 4/ Chỉnh sửa tài liệu.

    Tổ chức đo nghiệm, khảo sát: 1/ Tổ chức đo nghiệm với học sinh - a/ Nội dung: Học sinh nắm đư¬ợc kiến thức về từ, ngữ, câu, vận dụng đư¬ợc trong nhiều dạng bài tập, lời nói, tình huống giao tiếp; Học sinh phát triển toàn diện 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết theo yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn học; b/ Cách thức tiến hành: Đo nghiệm chung cả lớp đối với Bài 1(Kiến thức), Bài 2 (phần Đọc hiểu), Bài 3 (Viết) và đo nghiệm từng cá nhân học sinh: Bài 2 (phần Đọc), Bài 4 (nghe nói); c/ Kết qủa đo nghiệm - Tiến hành 3 bài đo nghiệm ở các lớp thực nghiệm theo tài liệu của đề tài và các lớp học theo chương trình Tiếng Việt 2 CNGD như¬ng không học theo tài liệu của đề tài và thu được những kết quả thực tế đáng quý. Nhìn chung, các lớp học theo tài liệu của đề tài đều có kết quả tốt hơn các lớp học theo chư¬ơng trình CNGD nh¬ưng không theo tài liệu của đề tài; 2/ Khảo sát với giáo viên- a/ Mục đích : Lấy ý kiến giáo viên, đó là một kênh nhằm kiểm định chất lượng tài liệu và có hướng chỉnh sửa tài liệu cho phù hợp hơn với thực tiễn ; b/ Cách thức tiến hành- Trao đổi trức tiếp và trao đổi bằng văn bản thông qua phiếu khảo sát; c/ Kết quả- Về phần kiến thức: Nhìn chung, học sinh nắm được kiến thức cơ bản chương trình Tiếng Việt 2. Tuy nhiên, còn có một số khái niệm tương đối trừu tượng, học sinh chưa nắm được ; Nghe nói: Học sinh có thể diễn đạt đủ câu, trôi chảy, hiểu ý câu hỏi. Các em biết tự giới thiệu về bản thân, biết cách xưng hô, ứng xử trong các tình huống giao tiếp cụ thể ; Đọc: Học sinh đọc đúng, to, rõ ràng, lưu loát, diễn cảm. Các em đọc hiểu tốt. Các em biết vận dụng kiến thức để làm bài tập cụ thể; Viết: Học sinh viết đúng với tốc độ vừa phải, ít sai lỗi chính tả. Nhiều em viết tương đối đẹp. Các em bước đầu biết viết một đoạn văn theo một chủ đề nhất định, biết vận dụng kiến thức để làm bài. Về tài liệu Tự học Tiếng Việt 2: Tài liệu được thiết kế hợp lí, đưa ra các bài học cụ thể, rõ ràng, nội dung của từng việc phù hợp với nhận thức giúp học sinh nắm được kiến thức mới cũng như làm tốt các bài tập. Thiết kế Tiếng Việt 2: Phần lớn các bài dễ dạy, phù hợp với đối tượng học sinh. Nội dung thiết kế đưa ra cụ thể, rõ ràng cho từng bài học. Thiết kế ngắn gọn, dễ hiểu, các thao tác nhẹ nhàng, các việc giữa giáo viên và học sinh nhịp nhàng. Khó khăn: Một số bài đọc trong tài liệu Tự học Tiếng Việt có câu hỏi còn khó. Một số thiết kế còn dài, khó thực hiện trong một tiết học .

    - Đánh giá chung: 1/ Học sinh về cơ bản đã nắm được kiến thức của chương trình Tiếng Việt 2 CNGD bao gồm ba phần: Tên gọi và Từ, Ngữ, Câu. Số lượng các em đạt điểm giỏi ở ba phần này đều đạt trên 50% . Các em biết diễn đạt đủ câu, biết cách giao tiếp ứng xử. Các em đọc lưu loát, có ý thức đọc diễn cảm, biết cách tìm hiểu nội dung bài đọc dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Các em bắt đầu làm quen với việc viết một đoạn văn theo một chủ đề nhất định có vận dụng kiến thức về từ, ngữ, câu đã học; 2/ Tài liệu thực nghiệm của đề tài đã phần nào đáp ứng yêu cầu của người học. Các thiết kế của đề tài đều cố gắng hướng tới hình thành cho học sinh cách học môn Tiếng Việt 2 CNGD. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự chiếm lĩnh khái niệm, tự biết cách vận dụng khái niệm đã học vào các kĩ năng đọc viết, tự giác học tập để có thể tự làm ra sản phẩm giáo dục cho chính mình. Tài liệu Tự học xây dựng những mẫu bài học phù hợp với nội dung kiến thức của chương trình Tiếng Việt 2 CNGD. Tài liệu thiết kế được xây dựng với các thiết kế mẫu ứng với tiết hình thành khái niệm, củng cố khái niệm, vận dụng khái niệm, bám sát trục kiến thức về Tên gọi và Từ; Ngữ; Câu. Thiết kế đề tài đã khắc phục phần nào những nhược điểm của thiết kế cũ của chương trình Tiếng Việt 2 CGD.

    3/ Một số khuyến nghị

    - Vấn đề mà đề tài nghiên cứu hiện mới dừng lại ở môn Tiếng Việt lớp 1, lớp 2 (Ðề tài: Thiết kế công nghệ học Tiếng Việt lớp 1 do ThS. Ðoàn Thị Thúy Hạnh chủ nhiệm). H¬ướng nghiên cứu này sẽ cho cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn nếu đ¬ược tiếp tục nghiên cứu ở các lớp trên và ở một số môn học khác. Trư¬ớc mắt đề nghị Bộ GD và ÐT, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam quan tâm đầu tư¬ cho h¬ướng nghiên cứu đ¬ược tiếp tục ở môn Tiếng Việt 3, 4, 5 theo chư¬ơng trình CNGD.

    - Môn Tiếng Việt 1 CNGD đã đ¬ược triển khai dạy ở một số vùng miền trên cả nước. Môn Tiếng Việt 2 CNGD cũng đã từng đư¬ợc nghiên cứu trở lại với đề tài cấp Bộ, mã số B2007- 38- 06 và cũng đã thu đ¬ược những kết quả khả quan. Vì vậy, đề nghị Bộ GD và ÐT, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện để môn Tiếng Việt 2 CNGD đ¬ược triển khai vào các địa ph¬ương đang dạy theo ch¬ương trình Tiếng Việt 1 CNGD. Ðể từ đó, tài liệu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, phụ huynh, học sinh học theo ch¬ương trình Tiếng Việt 2 CNGD.

    TỪ KHÓA: 1/Công nghệ giáo dục; 2/Công nghệ học; 3/Tiếng Việt lớp 2.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...