Đồ Án Thiết kế chung cư Nguyễn Kim Phường 7-Q.10

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH






    1.1.MỞ ĐẦU
    Thành phố Hồ Chí Minh, với vai trò là trung tâm kinh tế, khoa học, kỹ thuật lớn nhất nước với nhiều cơ quan đầu ngành, sân bay, bến cảng . đang từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng.
    Đặc biệt trong giai đoạn những năm 1990 đến năm 2005 là giai đoạn phát triển rầm rộ nhất rất nhiều công trình lớn và nhiều nhà cao tầng được xây dựng trong giai đoạn này.
    Các hoạt động sản xuất kinh doanh ở đây phát triển rất mạnh, có rất nhiều Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp, đặc biệt là các Khu Công Nghiệp, Khu Chế Xuất đã được thành lập, do đó đã thu hút được một lực lượng lao động rất lớn về đây làm việc và học tập.
    Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho dân số ở Thành phố Hồ Chí Minh tăng rất nhanh trong những năm gần đây và một trong những vấn đề mà Thành phố cần giải quyết thật cấp bách là vấn đề về chổ ở của người dân.
    Chính vì thế mà tòa nhà LÔ Q – CHUNG CƯ NGUYỄN KIM – P 7- Q10 ra đời để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho một số người dân TP.HCM và các tỉnh.
    1.2 TỔNG QUAN VỀ kiến trúc CÔNG TRÌNH
    1.2.1. Địa điểm xây dựng
    LÔ Q –CHUNG CƯ NGUYỄN KIM tọa lạc tại 14A NGUYỄN KIM-P.7-Q.10,
    1.2.2. Qui mô công trình
    + Tòa nhà gồm 10 tầng và 1 mái với những đặc điểm sau :
    - Mỗi tầng điển hình cao 3.2 m.
    - Mặt bằng hình chữ nhật 21.8x30.6 m, được thiết kế thoáng mát, và hiện đại.
    - Tổng chiều cao công trình 35.2 m
    1.3 GIẢI PHÁP kiến trúc
    1.3.1 Giải pháp mặt bằng
    Mặt bằng công trình được bố trí thuận lợi tạo điều kiện cho việc bố trí giao thông trong công trình, đồng thời có thể làm đơn giản hoá trong các giải pháp về kết cấu của công trình.
    Giao thông trên mặt bằng của các sàn tầng được thực hiện thông qua hệ thống sảnh hành lang. Công trình có hai buồng thang máy và ba cầu thang bộ phục vụ cho việc giao thông theo phương đứng.
    Hệ thống giao thông này kết hợp với hệ thống sảnh hành lang của các sàn tầng tạo thành nút giao thông đặt tại trọng tâm của công trình.
     Chức năng của các tầng như sau :
    + Tầng hầm : Là nơi để xe.
    + Tầng 19: Là các căn hộ
    + Sân thượng : Có hồ nước mái cung cấp nước cho toàn nhà.
    1.3.2 Giải pháp mặt đứng
    Mặt đứng công trình được tổ chức theo kiểu khối đặc chử nhật, kiến trúc đơn giản phát triển theo chiều cao mang tính bề thế, hoành tráng.
    Cả bốn mặt công trình đều có các ô cửa kính khung nhôm, các ban công với các chi tiết tạo thành mãng, trang trí độïc đáo cho công trình.
    1.4. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU TẠI TP. Hồ Chí Minh
    Khí hậu TP Hồ Chí Minh là khí hậu nhiệt đới gió mùa được chia thành 2 mùa:
    1.4.1. Mùa nắng: Từ tháng 12 đến tháng 4 có :
    + Nhiệt độ cao nhất: 400C
    + Nhiệt độ trung bình: 320C
    + Nhiệt độ thấp nhất:180C
    + Lượng mưa thấp nhất: 0,1 mm
    + Lượng mưa cao nhất: 300 mm
    + Độ ẩm tương đối trung bình: 85,5%
    1.4.2. Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 11 có:
    + Nhiệt độ cao nhất: 360C
    + Nhiệt độ trung bình: 280C
    + Nhiệt độ thấp nhất: 230C
    + Lượng mưa trung bình: 274,4 mm
    + Lượng mưa thấp nhất: 31 mm (tháng 11)
    + Lượng mưa cao nhất: 680 mm (tháng 9)
    + Độ ẩm tương đối trung bình: 77,67%
    + Độ ẩm tương đối thấp nhất: 84%
    + Lượng bốc hơi trung bình: 28 mm/ngày
    + Lượng bốc hơi thấp nhất: 6,5 mm/ngày
    1.4.3. Hướng gió:
    Hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Tây nam với vận tốc trung bình 2,5 m/s, thổi mạnh nhất vào mùa mưa. Ngoài ra còn có gió Đông Bắc thổi nhẹ(tháng 12-1).
    TP. Hồ Chí Minh nằm trong khu vực ít chịu ảnh hưởng của gió bão, chịu ảnh hưởng của gió mùa và áp thấp nhiệt đới.

    1.5. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
    1.5.1.Thông thoáng
    Ngoài việc thông thoáng bằng hệ thống cửa ở mỗi phòng, còn sử dụng hệ thống thông gió nhân tạo bằng máy điều hòa, quạt ở các tầng theo các Gain lạnh về khu xử lý trung tâm.
    1.5.2. Chiếu sáng
    Ngoài hệ thống đèn chiếu sáng ở các phòng và hành lang, khối nhà còn được chiếu sáng từ hệ thống lấy sáng bên ngoài (kính bao, cửa). Kết hợp chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo để lấy sáng tối đa .
    1.5.3. Hệ thống điện
    Hệ thống điện sử dụng trực tiếp hệ thống điện thành phố, có bổ sung hệ thống điện dự phòng, nhằm đảo bảo cho tất cả các trang thiết bị trong tòa nhà có thể hoạt động được trong tình huống mạng lưới điện thành phố bị cắt đột xuất. Điện năng phải bảo đảm cho hệ thống thang máy, hệ thống lạnh có thể hoạt động liên tục.
    Máy điện dự phòng 250KVA được đặt ở tầng ngầm, để giảm bớt tiếng ồn và rung động không ảnh hưởng đến sinh hoạt.
    Hệ thống cấp điện chính đi trong các hộp kỹ thuật đặt ngầm trong tường. Hệ thống ngắt điện tự động từ 1A đến 50A bố trí theo tầng và khu vực và bảo đảm an toàn khi có sự cố xảy ra.
    1.5.4. Hệ thống cấp thoát nước
    Nguồn nước được lấy từ hệ thống cấp nước thành phố dẫn vào hồ nước ở tầng hầm qua hệ thống bơm bơm lên bể nước tầng mái nhằm đáp ứng nhu nước cho sinh hoạt ở các tầng.
    Nước thải từ các tầng được tập trung về khu xử lý và bể tự hoại đặt ở tầng hầm.
    Các đường ống đứng qua các tầng đều được bọc gain, đi ngầm trong các hộp kỹ thuật.
    1.5.5. Di chuyển và phòng hỏa hoạn
    Tòa nhà gồm 3 cầu thang bộ, 2 thang máy phục vụ bảo đảm thoát người khi hỏa hoạn.
    Tại mỗi tầng đều có đặt hệ thống báo cháy , các thiết bị chữa cháy.
    Dọc theo các cầu thang bộ đều có hệ thống ống vòi rồng cứu hỏa.
    Ngoài ra tòa nhà còn được đặt hệ thống chống sét.

    CÓ ĐẦY ĐỦ BẢN VẼ VÀ THUYẾT MINH
     
Đang tải...