Luận Văn Thiết kế chung cư an phú

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 8/8/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
    NHU CẦU XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
    Trong những năm gần đây, mức độ đô thị hóa ngày càng tăng, mức sống và nhu cầu của người dân ngày càng được nâng cao kéo theo nhu cầu ăn ở, nghỉ ngơi, giải trí ở một mức cao hơn, tiện nghi hơn.
    Mặt khác với xu hướng hội nhập, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hoà nhập với xu thế phát triển của thời đại nên sự đầu tư xây dựng các công trình nhà ở cao tầng thay thế các công trình thấp tầng, các khu dân cư đã xuống cấp là rất cần thiết.
    Vì vậy chung cư An Phú ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ở của người dân cũng như thay đổi bộ mặt cảnh quan đô thị tương xứng với tầm vóc của một đất nước đang trên đà phát triển.
    ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
    Tọa lạc tại trung tâm khu đô thị mới Thảo Điền, quận 2, công trình nằm ở vị trí thoáng và đẹp, tạo điểm nhấn đồng thời tạo nên sự hài hoà hợp lý và hiện đại cho tổng thể quy hoạch khu dân cư.
    Công trình nằm trên trục đường giao thông chính thuận lợi cho việc cung cấp vật tư và giao thông ngoài công trình.
    Hệ thống cấp điện, cấp nước trong khu vực đã hoàn thiện đáp ứng tốt các yêu cầucho công tác xây dựng.
    Khu đất xây dựng công trình bằng phẳng, hiện trạng không có công trình cũ,không có công trình ngầm bên dưới đất nên rất thuận lợi cho công việc thi công và bố trí tổng bình đồ.

    GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC
    1. MẶT BẰNG VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG
    Mặt bằng công trình hình chứ nhật, chiều dài 41,0 m, chiều rộng 21,0 m chiếm diện tích đất xây dựng là 7749 m2.
    Công trình gồm 10 tầng(kể cả mái) và 1 tầng hầm. Cốt ±0,00 m được chọn đặt tại mặt sàn tầng trệt. mặt sàn tầng hầm tại cốt -3,00 m. Chiều cao công trình là 32 m tính từ cốt mặt đất tự nhiên.
    Tầng hầm: thang máy bố trí ở giữa, chỗ đậu xe ôtô xung quanh. Các hệ thống kỹthuật như bể chứa nước sinh hoạt, trạm bơm, trạm xử lý nước thải được bố trí hợplý giảm tối thiểu chiều dài ống dẫn. Tầng hầm có bố trí thêm các bộ phận kỹ thuậtvề điện như trạm cao thế, hạ thế, phòng quạt gió.
    Tầng trệt, tầng lửng: dùng làm siêu thị nhằm phục vụ nhu cầu mua bán, các dịch vụ giải trí . cho các hộ gia đình cũng như nhu cầu chung của khu vực.
    Tầng kỹ thuật: bố trí các phương tiện kỹ thuật, điều hòa, thiết bị thông tin
    Tầng 3 – 8: bố trí các căn hộ phục vụ nhu cầu ở.
    Nhìn chung giải pháp mặt bằng đơn giản, tạo không gian rộng để bố trí các căn hộbên trong, sử dụng loại vật liệu nhẹ làm vách ngăn giúp tổ chức không gian linhhoạt rất phù hợp với xu hướng và sở thích hiện tại, có thể dể dàng thay đổi trongtương lai.
    2. MẶT ĐỨNG
    Sử dụng, khai thác triệt để nét hiện đại với cửa kính lớn, tường ngoài được hoànthiện bằng sơn nước.
    3. HỆ THỐNG GIAO THÔNG
    Giao thông ngang trong mỗi đơn nguyên là hệ thống hành lang.
    Hệ thống giao thông đứng là thang bộ và thang máy, bao gồm 01 thang bộ, 03thang máy trong đó có 02 thang máy chính và 01 thang máy chở hàng và phục vụy tế có kích thước lớn hơn. Thang máy bố trí ở chính giữa nhà, căn hộ bố trí xungquanh lõi phân cách bởi hành lang nên khoảng đi lại là ngắn nhất, rất tiện lợi, hợplý và bảo đảm thông thoáng.
    GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
    1. HỆ THỐNG ĐIỆN
    Hệ thống tiếp nhận điện từ hệ thống điện chung của khu đô thị vào nhà thông quaphòng máy điện. Từ đây điện được dẫn đi khắp công trình thông qua mạng lướiđiện nội bộ.
    Ngoài ra khi bị sự cố mất điện có thể dùng ngay máy phát điện dự phòng đặt ở tầng ngầm để phát.
    2. HỆ THỐNG NƯỚC
    Nguồn nước được lấy từ hệ thống cấp nước khu vực và dẫn vào bể chứa nước ởtầng hầm rồi bằng hệ bơm nước tự động nước được bơm đến từng phòng thôngqua hệ thống gen chính ở gần phòng phục vụ.
    Giải pháp kết cấu sàn là sàn không dầm, không có mũ cột, chỉ đóng trần ở khuvực sàn vệ sinh mà không đóng trần ở các phòng sinh hoạt và hành lang nhằmgiảm thiểu chiều cao tầng nên hệ thống ống dẫn nước ngang và đứng được nghiêncứu và giải quyết kết hợp với việc bố trí phòng ốc trong căn hộ thật hài hòa.
    Sau khi xử lý, nước thải được đẩy vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.
    3. THÔNG GIÓ CHIẾU SÁNG
    Bốn mặt của công trình đều có bancol thông gió chiếu sáng cho các phòng. Ngoàira còn bố trí máy điều hòa ở các phòng.
    4. PHÒNG CHÁY THOÁT HIỂM
    Công trình BTCT bố trí tường ngăn bằng gạch rỗng vừa cách âm vừa cách nhiệt.Dọc hành lang bố trí các hộp chống cháy bằng các bình khí CO2.Các tầng lầu đều có 3 cầu thang đủ đảm bảo thoát người khi có sự cố về cháy nổ.Bên cạnh đó trên đỉnh mái còn có bể nước lớn phòng cháy chữa cháy.
    5. CHỐNG SÉT
    Chọn sử dụng hệ thống thu sét chủ động quả cầu Dynasphere được thiết lập ởtầng mái và hệ thống dây nối đất bằng đồng được thiết kế để tối thiểu hóa nguy cơbị sét đánh.
    6. HỆ THỐNG THOÁT RÁC
    Rác thải ở mỗi tầng được đổ vào gen rác đưa xuống gian rác, gian rác được bố tríở tầng hầm và có bộ phận đưa rác ra ngoài. Gian rác được thiết kế kín đáo, kỹcàng để tránh làm bốc mùi gây ô nhiễm môi trường.

    MỤC LỤC
    PHẦN 1: KIẾN TRÚC 1
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH 1
    1. GIỚI THIỆU 1
    PHẦN 2: KẾT CẤU 4
    CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ SÀN TẦNG ĐIỂN HÌNH 4
    1. CƠ SỞ THIẾT KẾ - GIẢI PHÁP THIẾT KẾ 4
    2. CHỌN SƠ BỘ TIẾT DIỆN 5
    3. TẢI TRỌNG 6
    4. XÁC ĐỊNH NỘI LỰC TRONG Ô BẢN 10
    5. TÍNH TOÁN CỐT THÉP SÀN 13
    6. BỐ TRÍ CỐT THÉP 19
    CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ BỂ NƯỚC MÁI 21
    1. XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC BỂ NƯỚC MÁI 21
    2. TÍNH TOÁN CÁC BỘ PHẬN CỦA BỂ NƯỚC MÁI 23
    2.1. BẢN NẮP 25
    2.2. BẢN THÀNH 27
    2.3 BẢN ĐÁY 29
    2.4 TÍNH TOÁN DẦM NẮP VÀ DẦM ĐÁY BỂ NƯỚC MÁI.
    2.5 TÍNH CỐT THÉP DẦM NẮP VÀ DẦM ĐÁY
    2.6 TÍNH CỐT ĐAI CHO DẦM
    2.7 XUẤT PHẢN LỰC TẢI CHÂN CỘT 47
    CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ CẦU THANG BỘ 49
    1. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC 49
    2. CHỌN SƠ BỘ KÍCH THƯỚC CẦU THANG 49
    3. XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG VÀ TÁC ĐỘNG 50
    4. XÁC ĐỊNH NỘI LỰC CẦU THANG 52
    5. TÍNH CỐT THÉP CHO BẢN THANG 56
    6. TÍNH TOÁN DẦM CHIẾU NGHỈ 57
    CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ KHUNG TRỤC 2 61
    1. XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG VÀ TÁC ĐỘNG LÊN KHUNG 61
    2. SƠ BỘ KÍCH THƯỚC KHUNG 63
    3. XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG GIÓ TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH. 63
    4.1 GIÓ TĨNH 63
    5. XÁC ĐỊNH NỘI LỰC KHUNG TRỤC 2: 65
    5.1 Tổ hợp tải trọng: 68
    5.2 Kết quả nội lực khung trục 2 70
    6. TÍNH CỐT THÉP DẦM KHUNG TRỤC 2 72
    6.1 Tính toán thép cho dầm trục 2, tầng 2, nhịp B-C . 72
    6.2 Tính toán cốt đai. 75
    6.3 Tính toán cốt treo 77
    7. TÍNH TOÁN CỘT KHUNG TRỤC 2. 78
    7.1 Phương pháp tính 78
    7.2 Tính toán cốt thép dọc 80
    7.3 Tính toán cốt đai cột 85
    CHƯƠNG 6: NỀN VÀ MÓNG 86
    THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 86
    PHƯƠNG ÁN 1: THIẾT KẾ MÓNG CỌC ÉP 86
    1. CHỌN TIẾT DIỆN CỌC 88
    2. TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI 88
    2.1 Sức chịu tải của cọc theo độ bền vật liệu. 89
    2.2 Sức chịu tải theo chỉ tiêu cường độ đất nền 90
    3. TÍNH MÓNG M1. 92
    3.1 Tải trọng 92
    3.2 Số lượng cọc trong đài 92
    3.3 Kiểm tra phản lực lên cọc 93
    3.4 Kiểm tra lún móng khối quy ước 95
    3.5 Kiểm tra lún theo phương pháp tổng phân tố 96
    3.6 Kiểm tra xuyên thủng. 98
    3.7 Tính toán và bố trí cốt thép 99
    4. TÍNH MÓNG M2. 100
    4.1 Tải trọng: 100
    4.2 Số lượng cọc trong đài 101
    4.3 Kiểm tra phản lực lên cọc 102
    4.4 Kiểm tra lún móng khối quy ước 104
    4.5 Kiểm tra lún theo phương pháp tổng phân tố 104
    4.6 Kiểm tra xuyên thủng. 105
    4.7 Tính toán và bố trí cốt thép 106
    PHƯƠNG ÁN 2: THIẾT KẾ MÓNG CỌC KHOAN NHỒI 108
    1. CHỌN TIẾT DIỆN CỌC 108
    2. TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI 108
    2.1 Sức chịu tải của cọc theo độ bền vật liệu 108
    2.2 Sức chịu tải theo chỉ tiêu cường độ đất nền 108
    3. TÍNH MÓNG M1. 110
    3.1 Tải trọng 110
    3.2 Số lượng cọc trong đài 110
    3.3 Kiểm tra phản lực lên cọc 111
    3.4 Kiểm tra lún móng khối quy ước 112
    3.5 Kiểm tra lún theo phương pháp tổng phân tố 113
    3.6 Kiểm tra xuyên thủng. 115
    3.7 Tính toán và bố trí cốt thép 116
    4. TÍNH MÓNG M2. 116
    4.1 Tải trọng 116
    4.2 Số lượng cọc trong đài 116
    4.3 Kiểm tra phản lực lên cọc: 117
    4.4 Kiểm tra lún móng khối quy ước: 118
    4.5 Kiểm tra lún theo phương pháp tổng phân tố 120
    4.6 Kiểm tra xuyên thủng. 120
    4.7 Tính toán và bố trí cốt thép 121
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...