Đồ Án Thiết kế chung cư an gia tp.hcm

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 20/7/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I
    GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHO CÔNG TRÌNH

    1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH
    1.1. Mục đích xây dựng công trình
    Hiện nay, TP. HỒ CHÍ MINH là trung tâm thương mại lớn và đây cũng là khu vực mật độ dân số cao nhất cả, nền kinh tế không ngừng phát triển làm cho số lượng người lao động công nghiệp và mức độ đô thị hoá ngày càng tăng, đòi hỏi nhu cầu về nhà ở cũng tăng theo. Do đó việc xây dựng nhà cao tầng theo kiểu chung cư là giải pháp tốt nhất để đáp ứng nhu cầu đó.
    1.2 Vị trí xây dựng công trình
    Công trình được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Vĩnh Lộc – Quận Bình Tân – Tp Hồ Chí Minh.
    1.3 Điều kiện tự nhiên
    Đặc điểm khí hậu thành phố Hồ Chí Minh được chia thành hai mùa rõ rệt
    1) Mùa mưa : từ tháng 5 đến tháng 11 có
     Nhiệt độ trung bình : 25oC
     Nhiệt độ thấp nhất : 20oC
     Nhiệt độ cao nhất : 36oC
    2) Mùa khô :
     Nhiệt độ trung bình : 27oC
     Nhiệt độ cao nhất : 40oC
    3) Gió :
    - Gió thổi mạnh vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, ngoài ra còn có gió Đông Bắc thổi nhẹ.
    - Khu vực thành phố Hồ Chí Minh rất ít chịu ảnh hưởng của gió bão.
    1.4 Qui mô công trình
    ã Công trình Chung cư thuộc công trình cấp 2.
    ã Công trình gồm 7 tầng và 1 sân thượng.
    ã Công trình có tổng cao trình 28 m được tính từ cốt 0.00 m.
    ã Diện tích tổng mặt bằng (36.2x21 ) m2, chiều cao tầng trệt 4,2 m các tầng còn lại là 3,5m.



    2. CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC
    2.1 Giải pháp giao thông nội bộ
    - Về mặt giao thông đứng được tổ chức gồm 2 cầu thang bộ kết hợp với 2 thang máy dùng để đi lại và thoát người khi có sự cố.
    - Về mặt giao thông ngang trong công trình ( mỗi tầng) là các hành lang chạy thông suốt từ trên xuống .
    2.2 Giải pháp về sự thông thoáng
    - Tất cả các căn hộ đều có 1 mặt tiếp giáp với bên ngoài sẽ phục vụ việc chiếu sáng và thông gió cho công trình.
    3 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
    3.1 Hệ thống điện
     Nguồn điện cung cấp cho chung cư chủ yếu là nguồn điện thành phố, có nguồn điện dự trữ khi có sự cố cúp điện là máy phát điện đặt ở tầng trệt để bảo đảm cung cấp điện 24/24h cho chung cư.
     Hệ thống cáp điện dược đi trong hộp gain kỹ thuật và có bảng điều khiển cung cấp điện cho từng căn hộ.
    3.2 Hệ thống nước
     Nguồn nước cung cấp cho chung cư là nguồn nước thành phố, được đưa vào bể nước ngầm của chung cư sau đó dùng máy bơm đưa nước lên hồ nước mái, rồi từ đây nước sẽ được cung cấp lại cho các căn hộ. Đường ống thoát nước thải và cấp nước đều sử dụng ống nhựa PVC.
     Mái bằng tạo độ dốc để tập trung nước vào các sênô bằng BTCT, sau đó được thoát vào ống nhựa thoát nước để thoát vào cồng thoát nước của thành phố.
    3.3 Hệ thống phòng cháy chữa cháy
    Các hệ thống cứu hỏa được đặt hành lang và đầu cầu thang, ngoài ra còn có các hệ thống chữa cháy cục bộ đặt tại các vị trí quan trọng. Nước cấp tạm thời được lấy từ hồ nước mái.
    3.4 Hệ thống vệ sinh:
    Xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh có bể chứa lắng, lọc trước khi cho hệ thống cống chính của thành phố. Bố trí các khu vệ sinh của các tầng liên tiếp nhau theo chiều đứng để tiện cho việc thông thoát rác thải
    3.5 Các hệ thống kỹ thuật khác
    + Thanh chống sét nhà cao tầng, còi báo động, hệ thống đồng hồ.
    + Hệ thống thu rác thải :
    Ống thu rác thông suốt các tầng, rác được tập trung ở ngăn chứa ở tầng 1 sau đó có xe thu rác vận chuyển đi


    4 .HẠ TẦNG KỸ THUẬT
    Sân bãi, đường nội bộ được làm bằng BTCT, lát gách xung quanh toàn ngôi nhà. Trồng cây xanh, vườn hoa tạo khung cảnh, môi trường cho chung cư.
    5 CÁC GIẢI PHÁP KẾT CẤU
    5.1 Các qui phạm và tiêu chuẩn để làm cơ sở cho việc thiết kế
    * Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép TCVN 356 –2005.
    * Tiêu chuẩn thiết kế tải trọng và tác động TCVN 2737 - 1995.
    * Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình TCVN 45 - 1978.
    * Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc TCVN 205 - 1998.
    * Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế &thi công nhà cao tầng TCXD 1998 – 1997
    *Nhà cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế 195 – 1997
    5.2. Giải pháp kết cấu cho công trình
    5.2.1 Phân tích khái quát hệ chịu lực về NHÀ CAO TẦNG nói chung.
    Hệ chịu lực của nhà cao tầng là bộ phận chủ yếu của công trình nhận các loại tải trọng truyền chúng xuống móng và nền đất. Hệ chịu lực của công trình nhà cao tầng nói chung được tạo thành từ các cấu kiện chịu lực chính là sàn, khung và lõi cứng.
    Hệ tường cứng chịu lực (lõi cứng): Cấu tạo chủ yếu trong hệ kết cấu công trình chịu tải trọng ngang: gió. Bố trí hệ tường cứng ngang và dọc theo chu vi thang máy tạo hệ lõi cùng chịu lực và chu vi công trình để có độ cứng chống xoắn tốt .
     Lõi cứng là cấu kiện không thể thiếu trong kết cấu nhà cao tầng hiện nay. Nó là cấu kiện thẳng đứng có thể chịu được các tải trọng ngang và đứng. Đặc biệt là các tải trọng ngang xuất hiện trong các công trình nhà cao tầng với những lực ngang tác động rất lớn.
     Sự ổn định của công trình nhờ các lõi cứng ngang và dọc. Như vậy lõi cứng được hiểu theo nghĩa là các tấm tường được thiết kế chịu tải trọng ngang.
     Bản sàn được xem như là tuyệt đối cứng trong mặt phằng của chúng. Có tác dụng tham gia vào việc tiếp thu và truyền tải trọng vào các tường cứng và truyền xuống móng.
     Thường nhà cao tầng dưới tác động của tải trọng ngang được xem như một thanh ngàm ở móng
    Hệ khung chịu lực: Được tạo thành từ các thanh đứng (cột) và ngang (Dầm, sàn .) liên kết cứng tại chỗ giao nhau của chúng, các khung phẳng liên kết với nhau.

    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1 : KIẾN TRÚC
    1. TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH Trang 1
    1.1 Mục đích xây dựng cơng trình 1
    1.2. Vị trí xây doing công trình 1
    1.3 Điều kiện xây dựng 1
    1.4 Quy mô công trình 1
    2 GIẢI PHÁP ĐI LẠI 2
    2.1 Giải pháp giao thông nội bộ 2
    2.2 Giải pháp về sự thông thoáng 2
    3. Giải pháp kỷ thuật cơng trình 2
    3.1 Hệ thống điện 2
    3.2 Hệ thống nước 2
    3.3. Hệ thống phịng cháy chữa chaý 2
    3.4. Hệ thống vệ sinh 2
    3.5. Các hệ thống kỹ thuật 2
    4. HẠ TẦNG KỸ THUẬT 3
    5. CÁC GIẢI PHÁP KẾT CẤU 3
    CHƯƠNG 2 : SÀN
    2.1 Lựa chọn sơ bộ kích thước của sàn 5
    2.2 Xác định tải trọng tác dụng lên sàn 6
    2.3 Tính toán các ô bản sàn 8
    2.4 Tính toán kiểm tra độ võng 8

    CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CẦU THANG
    3.1 Cấu tạo cầu thang 19
    3.2 Xác định tải trong 20
    3.3 Tính toán các bộ phận cầu thang 22







    CHƯƠNG 4 : TÍNH TOÁN HỒ NƯỚC MÁI
    4.1 Công năng và kích thước hồ nước mái 31
    4.2 Thiết kế bản nắp 33
    4.3 Thiết kế bản đáy 36
    4.4 Thiết kế bản thành 39
    4.5 Tính toán hệ khung hồ nước 43
    4.6 Tính cốt thép 46
    4.7 Kiểm tra nứt 50
    CHƯƠNG 5 : TÍNH TOÁN DẦM DỌC TRỤC B
    5.1 Xác định sơ đồ tính 54
    5.2 Chọn kích thước tiết diện dầm 54
    5.3 Tải trọng tác dụng 55
    5.4 Tính cốt thép 61

    CHƯƠNG 6 :TÍNH KHUNG TRỤC 2 Trang 64
    6.1 Kích thước sơ bộ 64
    6.2 Xác định kích thước sơ bộ 65
    6.3 Xác định tải trọng 66
    6.4 Tính cốt thép cho dầm 87
    6.5 Tính cốt thép cho cột 90
    CHƯƠNG 7 : THIẾT KẾ NỀN MÓNG Trang 92
    7.1 Cấu tạo địa chất Trang 92
    7.2 Nội lực tại chân cột Trang 96
    7.3 Tính phương án móng cọc ép BTCT Trang 98
    7.4 Tính phương án móng cọc nhồi Trang 125
    7.5 So sánh và lựa chọn phương án móng Trang 152
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...