Thạc Sĩ Thiết kế chung cư An Bình thị xã Thủ Dầu Một - Bình Dương

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TỔNG QUAN kiến trúc


    1.1. Sự cần thiết đầu tư
    Trong một vài năm trở lại đây, tỉnh Bình Dương ngày càng phát triển với tốc độ cao cả về kinh tế lẫn xã hội. Bộ mặt của tỉnh ngày càng thay đổi theo hướng tích cực, thu nhập đầu người cũng tăng. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế của tỉnh và việc thu hút đầu tư của nước ngoài và các tỉnh thành lân cận ngày càng rộng mở dẫn đến việc số người nhập cư vào tỉnh ngày càng tăng, theo qui hoạch của tỉnh, hiện đã có những nhu cầu ban đầu về các chung cư cao tầng chất lượng cao. Bên cạnh đó, việc hình thành các cao ốc văn phòng, chung cư cao tầng không những đáp ứng được nhu cầu về cơ sở hạ tầng mà còn góp phần tích cực vào việc tạo nên một bộ mặt mới của tỉnh mà còn góp phần tích cực vào việc phát triển ngành xây dựng của tỉnh thông qua việc áp dung các kỹ thuật, công nghệ mới trong tính toán, thi công và xử lý thực tế. Chính vì thế mà nhà chung cư An Bình được ra đời.
    1.2. Sơ lược về công trình
    Mặt bằng công trình hình chữ nhật.
    Công trình có tổng chiều cao: 60.8m
    Diện tích tổng thể công trình: 35m x 60m
    Toàn bộ bề mặt chính diện công trình được lắp các cửa sổ bằng nhôm để lấy sáng xen kẽ với tường xây, các vách ngăn phòng bằng tường xây.
    1.3. Giải pháp mặt bằng và phân khu chức năng
    - Số tầng : 2 tầng hầm + 18 tầng lầu + 1 tầng thượng
    - Phân khu chức năng:
    Công trình được chia khu chức năng từ dưới lên
    Tầng hầm : là nơi để xe máy, xe ô tô
    Tầng trệt : làm văn phòng, siêu thị
    Tầng 1-18 : dùng làm căn hộ
    Tầng sân thượng : có hệ thống thoát nước mưa cho công trình và hồ nước sinh hoạt, cột thu lôi chống sét
    1.4. Giải pháp đi lại
    1.4.1. Giao thông đứng
    Toàn công trình sử dụng 2 thang máy và 2 cầu thang bộ. Thang máy, thang bộ được đặt ở vị trí trung tâm công trình
    1.4.2. Giao thông ngang
    Bao gồm các hành lang đi lại, sảnh, hiên.
    1.5. Đặc điểm khí hậu - khí tượng - thủy văn tại Bình Dương
    - Tỉnh Bình Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với các đặc trưng của vùng khí hậu miền Nam Bộ, chia thành 2 mùa rõ rệt
    + Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
    + Mùa khô từ đầu tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau
    - Các yếu tố khí tượng
    + Nhiệt độ trung bình năm : 260C
    + Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm : 220C
    + Nhiệt độ cao nhất trung bình năm : 300C
    + Lượng mưa trung bình : 1000- 1800 mm/năm
    + Độ ẩm tương đối trung bình : 78%
    + Độ ẩm tương đối thấp nhất vào mùa khô : 70 -80%
    + Độ ẩm tương đối cao nhất vào mùa mưa : 80 -90%
    + Số giờ nắng trung bình khá cao, ngay trong mùa mưa cũng có trên 4giờ/ngày, vào mùa khô là trên 8 giờ/ngày
    - Hướng gió chính thay đổi theo mùa :
    + Vào mùa khô, gió từ hướng bắc chuyển dần sang dông, đông nam và nam
    + Vào mùa mưa, gió chủ đạo theo hướng tây–nam và tây
    + Tầng suất lặng gió trung bình hàng năm là 26%, lớn nhất là tháng 8 (34%), nhỏ nhất là tháng 4 (14%). Tốc độ gió trung bình 1,4–1,6m/s. Hầu như không có gió bão, gió giật và gió xoáy thường xảy ra vào đầu và cuối mùa mưa (tháng 9)
    1.6. Các giải pháp kỹ thuật
    1.6.1. Điện
    Công trình sử dụng điện được cung cấp từ hai nguồn: lưới điện tỉnh và máy phát điện riêng được đặt dưới tầng hầm để tránh gây tiếng ồn và độ rung làm ảnh hưởng sinh hoạt. Toàn bộ đường dây điện được đi ngầm (được tiến hành lắp đặt đồng thời khi thi công). Hệ thống cấp điện chính đi trong các hộp kỹ thuật đặt ngầm trong tường và phải bảo đảm an toàn không đi qua các khu vực ẩm ướt, tạo điều kiện dễ dàng khi cần sửa chữa. Ở mỗi tầng đều có lắp đặt hệ thống an toàn điện: hệ thống ngắt điện tự động được bố trí theo tầng và theo khu vực (đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ).
    1.6.2. Hệ thống cung cấp nước
    Công trình sử dụng nguồn nước từ 2 nguồn: nước ngầm và nước máy; tất cả được chứa trong bể nước ngầm. Sau đó máy bơm sẽ đưa nước lên bể chứa nước đặt ở mái và từ đó sẽ phân phối đi xuống các tầng của công trình theo các đường ống dẫn nước chính.
    Các đường ống đứng qua các tầng đều được bọc trong hộp Gaine. Hệ thống cấp nước đi ngầm trong các hộp kỹ thuật. Các đường ống cứu hỏa chính được bố trí ở mỗi tầng.
    1.6.3. Hệ thống thoát nước
    Nước mưa từ mái sẽ được thoát theo các lỗ chảy (bề mặt mái được tạo dốc) và chảy vào các ống thoát nước mưa đi xuống dưới. Riêng hệ thống thoát nước thải sử dụng sẽ được bố trí đường ống riêng.
    1.6.4. Hệ thống thông gió và chiếu sáng
    a. Chiếu sáng
    Toàn bộ toà nhà được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên và bằng điện. Ở tại các lối đi lên xuống cầu thang, hành lang và nhất là tầng hầm đều có lắp đặt thêm đèn chiếu sáng.
    b. Thông gió
    Ở các tầng đều có cửa sổ tạo sự thông thoáng tự nhiên. Ở tầng lửng có khoảng trống thông tầng nhằm tạo sự thông thoáng thêm cho tầng trệt là nơi có mật độ người tập trung cao nhất. Riêng tầng hầm có bố trí thêm các khe thông gió và chiếu sáng.

    1.6.5. An toàn phòng cháy chữa cháy
    Ở mỗi tầng đều được bố trí một chỗ đặt thiết bị chữa cháy (vòi chữa cháy, bình xịt CO2, ). Bể chứa nước trên mái, khi cần được huy động để tham gia chữa cháy. Ngoài ra, ở mỗi phòng đều có lắp đặt thiết bị báo cháy tự động.
    1.6.6. Hệ thống thoát rác
    Rác thải được chứa ở gian rác, bố trí ở tầng hầm, có bộ phận đưa rác ra ngoài. Gaine rác được thiết kế kín đáo, tránh làm bốc mùi gây ô nhiễm.


    CÓ ĐẦY ĐỦ BẢN VẼ VÀ THUYẾT MINH
     
Đang tải...