Luận Văn Thiết Kế, Chế Tạo Thiết Bị Tự Động khoan Tâm Chi Tiết Hình Trụ Trơn

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thiết Kế, Chế Tạo Thiết Bị Tự Động khoan Tâm Chi Tiết Hình Trụ Trơn​

    Information

    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày nay trong sản xuất nhu cầu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm là rất quan trọng, vì vậy việc sử dụng các thiết bị tự động trong sản xuất là rất cần thiết.

    Việc nghiên cứu chế tạo các hệ thống tự động ở Việt Nam còn đang là lĩnh vực cần được phát triển. Chính phủ đã và đang có nhiều sự quan tâm giúp đỡ các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu tiếp cận vấn đề này. Việc nghiên cứu đã được đặt ra ở các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, hiệp hội tự động hoá .

    Với những yêu cầu phát triển của nền công nghiệp Việt Nam, để có thể tiến hành thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng đất nước giàu mạnh chúng ta không thể không áp dụng các hệ thống tự động trong các lĩnh vực sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu về khoa học công nghệ, chúng ta cần đẩy mạnh nghiên cứu các vấn đề về Cơ khí hoá và tự động hoá sản xuất, đặc biệt cần quan tâm việc đào tạo các lĩnh vực kỹ thuật mới trong các trường kỹ thuật.

    Trong lĩnh vực cơ khí. Năng suất,chất lượng và giá thành sản phẩm luôn là yếu tố hàng đầu cần phải đảm bảo trong quá trình sản xuất. Việc kiểm tra sản phẩm hiện nay thường thực hiện bằng tay và quan sát bằng mắt nên năng suất thấp, có thể thiếu chính xác vì các yếu tố chủ quan, vì vậy cần tự động hoá khâu kiểm tra sản phẩm trong quá trình sản xuất. Việc nghiên cứu chế tạo các thiết bị tự động kiểm tra kích thước chi tiết là việc còn mới mẽ trong điều kiện ở nước ta. Vì vậy tôi mạnh dạn lựa chọn hướng nghiên cứu của đề tài là “ Thiết Kế, Chế Tạo Thiết Bị Tự Động khoan Tâm Chi Tiết Hình Trụ Trơn ”.

    2. MỤC ĐÍCH CỦA NGHIÊN CỨU:

    Mục đích của đề tài : “ Thiết kế, chế tạo thiết bị tự động kiểm tra kích thước chi tiết hình trụ trơn ” dùng trong nghiên cứu và phục vụ giảng dạy học tập tại khoa Cơ khí, Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng.

    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

    a/ Nghiên cứu lý thuyết về cơ sở kỹ thuật đo và kiểm tra tự động trong chế tạo máy.

    b/ xây dựng mô hình, nguyên lý và thiết kế Cơ khí các bộ phận của thiết bị.

    c/ Tính toán thiết kế phần điều khiển.

    d/ Chế tạo lắp ráp và vận hành.

    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

    Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm, lập trình điều khiển bằng máy tính.

    5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC:

    - Đề tài góp phần vào sự phát triển trong lĩnh vực sản xuất tự động, đặc biệt là lĩnh vực kiểm tra tự động đối với nước ta hiện nay.

    - Thúc đẩy việc nghiên cứu các thiết bị tự động trong nhà trường. Bước đầu tạo ra những mô hình tự động, dùng cho sinh viên thực hành và nghiên cứu khoa học.

    - Tạo khả năng ứng dụng, kết nối giữa môđun Cơ khí và môđun điều khiển.

    - Tính toán, thiết kế và chế tạo hoàn chỉnh thiết bị tự động kiểm tra và phân loại kích thước chi tiết hình trụ trơn thành 3 loại ( phế phẩm, thành phẩm và sản phẩm không đạt yêu cầu có thể sửa lại được).

    6. CHỌN TÊN ĐỀ TÀI:

    Với những lý do và mục đích của nghiên cứu tôi chọn tên đề tài:

    “ THIẾT KẾ, CHẾ TẠO THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG KIỂM TRA KÍCH THƯỚC CHI TIẾT HÌNH TRỤ TRƠN “.

    7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

    Luận văn bao gồm 5 chương:

    Chương 1 - Tổng quan về các hệ thống tự động phục vụ sản xuất.

    Chương 2 - Tự động hóa qúa trình cấp phôi và kiểm tra.

    Chương 3 - Một số vấn đề lý thuyết sai số, phương pháp đo kích thước thẳng và cách chọn phương án đo trong kiểm tra tự động.

    Chương 4 - Thiết kế, chế tạo thiết bị tự động kiểm tra kích thước chi tiết hình trụ trơn.

    Chương 5 - Thiết kế môđun điều khiển tự động.
     
Đang tải...