1.1 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG KHUẤY TRỘN Quá trình khuấy hệ lỏng rất thường gặp trong công nghiệp: công nghiệp hoá chất, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp luyện kim, công nghiệp vật liệu xây dựng Quá trình khuấy có thể được thực hiện trong các ống có chất lỏng chảy qua, trong các bơm vận chuyển, trên đĩa của các tháp tinh luyện cũng như trong các thiết bị khuấy hoạt động nhờ năng lượng cơ học đưa vào qua cơ cấu khuấy hoạt động nhờ năng lượng của khí nén. Quá trình khuấy cơ học được sử dụng nhằm mục đích: ã Tạo ra các hệ đồng chất từ các thể tích lỏng-lỏng, lỏng-khí, lỏng-rắn có tính chất thành phần khác nhau. ã Tăng cường quá trình trao đổi nhiệt. ã Tăng cường quá trình trao đổi chất bao gồm quá trình chuyển khối và quá trình hoá học. Ba loại quá trình điển hình này thực hiện với các loại đồng thể và dị thể khác nhau như hệ lỏng-lỏng, lỏng-khí, lỏng-rắn. 1.2 GIỚI THIỆU MỘT SỐ HỆ THỐNG KHUẤY TRỘN TRONG CÔNG NGHIỆP Theo nguyên lý làm việc người ta chia ra làm hai loại: liên tục và gián đoạn. Loại làm việc gián đoạn gồm các loại sau: ã Máy khuấy thùng quay hình trụ nằm ngang, thẳng đứng, trục chéo, hình lục giác nằm ngang, chữ V. ã Máy khuấy nằm ngang một trục, hai trục. ã Máy khuấy vít tải thẳng đứng. ã Máy khuấy lớp sôi có cánh đảo. Loại làm việc liên tục gồm các loại sau: ã Máy trộn vít tải nằm ngang một trục, hai trục. ã Máy trộn ly tâm. 1.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH KHUẤY TRỘN 1.3.1 Mức Độ Khuấy Trộn Là sự phân bố tương hỗ của hai hay nhiều chất sau khi trộn. Nó là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả khuấy và có thể sử dụng để đánh giá cường độ khuấy. Theo công thức Hixon-Tenry thì mức độ khuấy là (1-1) n : số mẫu thử : nồng độ mẫu thử lần i và được xác định nếu nếu Trong đó , là phần thể tích của cấu tử i trong mẫu thử và trong toàn bộ thiết bị. 1.3.2 Cường Độ Khuấy Người ta thường dùng một trong các đại lượng sau đây biểu thị cường độ khuấy: